Quy định mới của Bộ Công an về điều kiện tuyển chọn bảo vệ ANTT ở cơ sở

Dân quân thường trực Ban Chỉ huy quân sự thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ. (Ảnh: BĐN)
Dân quân thường trực Ban Chỉ huy quân sự thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ. (Ảnh: BĐN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, trong đó nêu rõ trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ ANTT, công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng này.

Theo đó, về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở, Thông tư 14/2024/TT-BCA nêu rõ, ứng viên phải nộp Đơn đề nghị tham gia lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở; bản khai sơ yếu lý lịch; chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục THCS trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Công an cấp xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự tuyển. Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ, Công an cấp xã lập danh sách công dân dự tuyển, báo cáo UBND cùng cấp phê duyệt và niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển tại trụ sở HĐND, UBND, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố trong thời hạn 15 ngày làm việc trước ngày tổ chức họp xét tuyển.

Công dân được xét tuyển để đề nghị công nhận là Tổ viên Tổ bảo vệ ANTT phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín nhất trí. Trường hợp công dân tham gia xét tuyển được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí nhưng nhiều hơn số lượng Tổ viên cần tuyển chọn thì căn cứ số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí đề nghị công nhận Tổ viên để lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng Tổ viên cần tuyển chọn. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp quyết định.

Đáng chú ý, Thông tư 14/2024/TT-BCA cũng nêu rõ việc trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Theo đó, Bộ Công an trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; cụ thể như sau: dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp chống đâm, găng tay bắt dao.

Hằng năm, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu số lượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở gửi Công an cấp huyện tổng hợp, gửi Công an cấp tỉnh lập dự trù kinh phí và gửi Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định.

Căn cứ số lượng, loại công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định tại Thông tư 14/2024/TT-BCA, Công an cấp xã tổ chức quản lý công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy định của pháp luật có liên quan và xem xét, quyết định loại, số lượng công cụ hỗ trợ trang bị cho từng thành viên Tổ bảo vệ ANTT, loại công cụ hỗ trợ sử dụng chung của Tổ bảo vệ ANTT khi thực hiện nhiệm vụ.

Thông tư 14/2024/TT-BCA này có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.