Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Điểm khác biệt giữa CCCD thật - giả. (Ảnh: Công an TP HCM)

Điểm khác biệt giữa CCCD thật - giả. (Ảnh: Công an TP HCM)

Theo đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an cho biết, trường hợp khi công dân xuất trình VNeID, để kiểm tra đó là ứng dụng VNeID thật hay giả thì trước tiên người kiểm tra cần phải có ứng dụng VNeID.

Sau đó yêu cầu công dân mở tài khoản vào mục Cá nhân, chọn “Xác minh ứng dụng qua QR Code”, tiếp đến dùng QR Code trong ứng dụng VNeID của người kiểm tra để quét lại mã của công dân. Mã QR Code chỉ có hiệu lực trong 60 giây, khi hết hiệu lực phải yêu cầu công dân cấp lại mã. Kết quả cho ra nếu ứng dụng hiển thị tick xanh thì ứng dụng của công dân là chính xác, hiện ra tick đỏ là giả.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an cũng chỉ cách để phân biệt thẻ CCCD thật, giả. Cụ thể, có 6 cách phân biệt như sau:

Thứ nhất, kiểm tra thật kỹ giấy tờ được xuất trình để nhận ra điều bất thường: Xem độ cũ, mới của các loại giấy tờ, nếu giấy được cấp đã khá lâu mà các nét mực còn mới; chất liệu giấy quá dày, nặng hơn bình thường; các chi tiết in trên giấy hơi xấu, có khi sai lỗi chính tả; có dấu hiệu cố tình bôi bẩn cho khó nhận biết, các dấu mộc chìm, nổi đều có điểm sai, chữ ký không liền nét (do dùng máy scan).

Thứ hai, tăng cường tìm hiểu hỏi đối tượng: Nếu phát hiện có điều bất thường hoặc nghi ngờ, công chức tiếp nhận hồ sơ hỏi một số chi tiết trên giấy tờ, văn bản và một số chi tiết có liên quan, đồng thời quan sát thái độ, hành vi của đối tượng.

Thứ ba, cần trang bị “công cụ hỗ trợ” cho công chức tiếp nhận hồ sơ chứng thực: Sử dụng các máy soi, kính lúp để phóng đại quan sát các chi tiết trên giấy tờ, văn bản (mộc giả khi nhìn vào sẽ thấy chữ in trên mộc có những răng cưa còn thật thì không, hình quốc huy nếu giả thì rất nhạt, mất một số chi tiết còn thật thì trông rất nét) cũng mang đến một số hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa.

Thứ tư, liên hệ cơ quan công an để xác minh: Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì công chức tiếp nhận hồ sơ chủ động liên hệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi cấp giấy tờ, văn bản hoặc cá nhân có liên quan cung cấp những thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.

Thứ năm, sử dụng phần mềm, trang bị công nghệ thông tin: Sử dụng phần mềm được Rar cung cấp dịch vụ xác thực hoặc các thiết bị chuyên dụng xác thực CCCD gắn chíp (xác thực thẻ thật giả và xác thực sinh trắc học công dân). Hoặc có thể gọi đến trung tâm Rar qua số 1900.0368 để xác thực.

Thứ sáu, sử dụng ứng dụng VNeID: Xác thực hai ứng dụng VNeID bằng cách đối soát chéo hoặc sử dụng thiết bị quét mã xác thực định danh chuyên dụng (xác thực ứng dụng VNeID thật, giả, xác thực khuôn mặt người dùng).

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.