Mô hình TOD - giải pháp tổng thể để phát triển Thủ đô hiện đại

Ông Lê Trung Hiếu (thứ 2 từ trái sang) tại Toạ đàm Sửa Luật Thủ đô Tạo sức bật cho Thủ đô phát triển.
Ông Lê Trung Hiếu (thứ 2 từ trái sang) tại Toạ đàm Sửa Luật Thủ đô Tạo sức bật cho Thủ đô phát triển.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tại Tọa đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật cho Thủ đô phát triển” được tổ chức mới đây, ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng, phải tạo cho mô hình TOD (phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng) một hành lang pháp lý phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế từ mô hình này để tái thiết và phát triển đô thị.

Giải pháp tổng thể về phát triển đô thị

Ông Lê Trung Hiếu chia sẻ, quá trình nghiên cứu và thảo luận với các chuyên gia trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đã đưa ra một định nghĩa về TOD mang bản sắc của Thủ đô, đó là phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Đây là một giải pháp tổng thể về phát triển đô thị, làm cơ sở cho quy hoạch, tái thiết và phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông đường sắt đô thị làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng… trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

“Hiện nay, chúng tôi đang triển khai chiến lược phát triển đường sắt đô thị tới năm 2035 và phải hoàn thành cơ bản vào năm 2045. Đây là một nhiệm vụ nặng nề, nguồn lực đầu tư hạn chế và phải triển khai theo hình thức vay vốn ODA, khi vay vốn ODA thì kèm theo rất nhiều điều khoản ràng buộc. Đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, phải có nguồn gốc xuất xứ từ nước tài trợ, dẫn đến các hệ thống đường sắt đô thị của mình mỗi tuyến lại vay vốn của một quốc gia; trong khi quốc gia này áp dụng tiêu chuẩn châu Âu, quốc gia kia lại áp dụng tiêu chuẩn Nhật Bản, do vậy các tuyến đường sắt đô thị không đồng bộ được” - ông Hiếu cho biết.

Ông Lê Trung Hiếu cũng nêu các băn khoăn về việc huy động nguồn lực dành cho giao thông công cộng khối lượng lớn, trong đó có đường sắt đô thị. Cơ chế quy hoạch đã được xây dựng, theo đó quy định: khi xây dựng mới đường giao thông hoặc mở rộng trục đường giao thông hiện có theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thủ đô thì cấp thẩm quyền lập quy hoạch chi tiết, trong đó xác định vị trí ranh giới, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để thực hiện tái thiết đô thị, tái định cư tại chỗ, phát triển nhà ở, thương mại, dịch vụ… Đây là một hành lang pháp lý rất quan trọng để khi mở tuyến đường thì cấp thẩm quyền là UBND TP Hà Nội có thể mở rộng thêm phạm vi giải phóng mặt bằng.

Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng, cơ chế TOD có thể được gọi là cơ chế khai thác giá trị thặng dư vào đất. Mảnh đất đó nhờ Nhà nước điều chỉnh quy hoạch, nhờ nguồn đầu tư công xây dựng đường, thì giá trị của mảnh đất đó sẽ tăng lên nhiều lần, Nhà nước khi đó sẽ phải điều chỉnh, tái đầu tư tiếp, để tạo thành luồng tài chính, đủ cho thành phố tái thiết lại. Đó là điểm mấu chốt rất quan trọng khi xây dựng hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất để xây dựng các dự án theo mô hình của TOD.

Nhiều tiện ích cho người dân

Ông Lê Trung Hiếu nhận định, việc xây dựng mô hình TOD gắn với nhà ga của đường sắt đô thị làm trung tâm, sẽ đem đến cho người dân nhiều lợi ích. Cụ thể, người dân ở trong khu vực TOD sẽ được sinh sống trong một khu đô thị đã được quy hoạch hoàn chỉnh, đẹp, hiện đại, thông minh; có thể sử dụng phương tiện đường sắt đô thị để đi đến bất cứ nơi nào mà người dân muốn với một thời điểm, một khoảng thời gian xác định được. Đặc biệt, trong các khu đô thị này có đan xen những khu vực giữ lại được “hồn cốt” của cái cũ, như hàng xóm, đình, chùa…

Bên cạnh đó, sẽ có các khu đô thị mới hơn và người dân có thể sử dụng chung các tiện ích do khu đô thị này thiết kế theo hướng đầy đủ các điều kiện đáng sống của người dân, chẳng hạn như xây trường, có công viên, cây xanh và các khu vực văn phòng nằm ngay sát xung quanh ở khu vực nhà ga. Khu vực nhà ga sẽ là khu vực đất do Nhà nước quản lý và sẽ được thiết kế dùng cơ chế cho thuê. Có nghĩa là Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư hạ tầng công trình ngầm ở xung quanh khu vực đường sắt đô thị với mặt bằng là quản lý ga và các tiện ích công viên; khu vực ở phía dưới ngầm sẽ là bãi đỗ xe (giao thông tĩnh) và các tiện ích phục vụ cho cư dân và cho hành khách ở khu vực nhà ga…

Hà Nội cũng tiếp tục đề xuất đưa thêm một số quy định vào luật để gia tăng giá trị thu hồi lại từ đất. Cụ thể, HĐND TP Hà Nội phê duyệt đề án thu tiền sử dụng phần tăng thêm không gian ngầm và khoảng không trên cao đối với khu dân cư hiện hữu trong khu vực TOD trong trường hợp chủ công trình xin điều chỉnh chiều cao, chiều sâu xây dựng công trình tăng thêm so với chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đã phê duyệt trước đó và được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt điều chỉnh...

Với quy định huy động nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị theo hướng TOD (tại Điều 39 của Dự thảo Luật), ông Hiếu cho biết, TP Hà Nội có thể thu được đáng kể tiền từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sử dụng công trình ngầm, công trình trên cao trong khu vực TOD để tái đầu tư phát triển đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng của Thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng

Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày ”.

Kinh nghiệm từ dự án mạch 3

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, đã hoàn thành, chính thức vận hành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phát biểu tại Lễ khánh thành hôm qua (29/8) cho biết, có nhiều kỷ lục được xác lập tại dự án này.