Kiến tạo nền tảng thể chế để Thủ đô phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn

Đại biểu Đỗ Đức Hiển. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Đỗ Đức Hiển. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Với tinh thần kiến tạo một nền tảng thể chế hoàn chỉnh hơn để phát huy được những giá trị lịch sử, qua đó phát triển Thủ đô bền vững, mạnh mẽ hơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đỗ Đức Hiển, Đại biểu Quốc hội khóa XV Đoàn TP Hồ Chí Minh đã tham gia một số ý kiến nhằm tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo ông Đỗ Đức Hiển, Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Việc sửa đổi Luật một mặt phải bám sát các cơ sở chính trị về xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013; mặt khác phải giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Là công dân của Thủ đô và cũng là người làm công tác pháp luật, cá nhân ông thấy rất phấn khởi, bởi dự án Luật lần này được chuẩn bị kỹ, với phạm vi điều chỉnh khá toàn diện, bao quát nhiều lĩnh vực; các cơ chế, chính sách được thiết kế khá rõ ràng, trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Thủ đô hiện hành, luật hóa các nội dung đã, đang thí điểm tại Hà Nội và một số địa phương khác, đồng thời có những chính sách để thực hiện nhiệm vụ của Thủ đô với tư cách là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là “trái tim” của cả nước.

Để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật, với tinh thần kiến tạo một nền tảng thể chế hoàn chỉnh hơn để phát huy được những giá trị lịch sử, qua đó phát triển Thủ đô bền vững, mạnh mẽ hơn, vị Đại biểu Đoàn TP Hồ Chí Minh đã tham gia một số ý kiến.

Về tổ chức chính quyền đô thị, so với Luật Thủ đô hiện hành và Pháp lệnh Thủ đô năm 2000, một trong những điểm mới quan trọng của dự thảo Luật Thủ đô là việc bổ sung các quy định về “Chính quyền tại Thủ đô” tại Chương II, tập trung vào 2 nhóm nội dung: (1) luật hóa mô hình chính quyền đô thị và bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn dành riêng cho các cấp chính quyền TP Hà Nội về tổ chức bộ máy khác với các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; (2) bổ sung quy định đặc thù về biên chế và chế độ công vụ, công chức trên địa bàn TP.

Có thể thấy rằng, các quy định này thể hiện khá rõ yêu cầu của việc xây dựng Luật lần này là không chỉ chú trọng các chính sách, cơ chế ưu đãi cho Hà Nội mà còn phải bảo đảm cả về nguồn lực về bộ máy, con người để thực hiện trên tinh thần cải cách hành chính.

Cơ bản tán thành các quy định trên của dự thảo Luật, Đại biểu Đỗ Đức Hiển đề nghị, đối với việc giao Thường trực HĐND TP thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian HĐND TP không họp (khoản 4 Điều 9), cần bổ sung về cơ chế kiểm tra, giám sát và trách nhiệm của Thường trực HĐND TP khi ra quyết định, tránh lạm dụng. Riêng đối với việc quyết định sử dụng ngân sách TP để hỗ trợ một số hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 của dự thảo Luật cần cân nhắc bổ sung quy định về giới hạn về định mức hỗ trợ cụ thể để bảo đảm chặt chẽ, khả thi.

Về quy định TP Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng (điểm b khoản 1 Điều 9) và quy định cho phép người đứng đầu cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP, Chủ tịch UBND cấp quận, huyện được ký hợp đồng có thời hạn với người đáp ứng các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm (tại khoản 2 Điều 16), theo vị Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật, cần báo cáo cơ quan có thẩm quyền và nghiên cứu chỉnh lý các quy định này theo hướng cho phép TP được thực hiện như tinh thần tại khoản 2 Điều 16 nhưng cần bổ sung quy định trách nhiệm của HĐND TP trong việc xác định lĩnh vực, vị trí việc làm cần được tăng cường nguồn lực thông qua hình thức hợp đồng; đồng thời, quy định khống chế một tỷ lệ nhất định trong tổng ngân sách chi thường xuyên của từng cấp để phục vụ cho mục đích này.

Với cách quy định này, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, chính quyền TP sẽ chủ động quyết định số lượng người làm việc cụ thể của cơ quan, đơn vị trên địa bàn một cách linh hoạt, minh bạch hơn và không làm ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách nhà nước, đồng thời cũng phù hợp với chủ trương được xác định tại Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị, theo đó ngoài số biên chế đã được xác định ổn định cho mỗi giai đoạn 5 năm, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao động và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo quy định từ ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Trong trường hợp cần thiết cần tăng biên chế từ nguồn dự phòng, chính quyền TP báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định hiện hành của Đảng.

Để hoàn thiện hơn quy định cho phép TP huy động nguồn lực từ đất để phát triển đường sắt đô thị, ông Đỗ Đức Hiển cho rằng, cần xem xét quy định mở rộng việc thực hiện TOD không chỉ trên địa bàn Thủ đô mà còn kết nối đến các đô thị trong vùng Thủ đô. Bên cạnh đó, cần quy định cho phép đấu thầu dự án có sử dụng đất tại khu vực TOD để lựa chọn chủ đầu tư phù hợp với quy định của Luật Đất đai; đấu giá, đấu thầu phần diện tích không gian ngầm, không gian trên cao đã đầu tư hạ tầng để tăng khả năng thu hồi giá trị gia tăng khi quy hoạch tại khu vực TOD cho phép tăng mật độ xây dựng không gian trên cao và không gian ngầm…

Tin cùng chuyên mục

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Đọc thêm

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).