Mất ăn mất ngủ vì nhà bất ngờ nằm sát đường điện cao thế

Mất ăn mất ngủ vì nhà bất ngờ nằm sát đường điện cao thế
(PLO) - Gọi điện đến  Báo Pháp luật Việt Nam, anh Lê Đình Trung (ở thôn Đông Hạ, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lo lắng trình bày, nhiều tháng nay, cả gia đình anh mất ăn mất ngủ vì sợ đường dây cao thế 220KV chạy ngang quá gần nhà khi đóng điện sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

“Tử thần” lơ lửng

Sau khi tiếp nhận thông tin, PV đã có buổi gặp gỡ hộ gia đình anh Trung. Theo chỉ dẫn của chủ nhà, chúng tôi lên tầng 2 – nơi đặt phòng khách của gia đình, nhìn qua cửa sổ có thể nhìn thấy đường dây cao thế gần với tường nhà anh Trung đến thế nào.

Theo quan sát của phóng viên, khoảng cách từ ban công tầng 3 (tầng cao nhất của nhà anh Trung) tới đường dây 220KV gần nhất chỉ khoảng 5m và cao hơn phần mái khoảng 5m.

Theo chia sẻ của anh Trung, từ khi đường dây điện cao thế 220KV thứ 2 nằm quá gần nhà (đường dây thứ nhất đã đi vào hoạt động và cách nhà anh Trung một khoảng cách an toàn), cả gia đình anh luôn sống trong cảnh sợ hãi, thấp thỏm lo âu. 

Bằng chứng là khi cơn bão số 1 đầu năm quét qua xã Đông Yên, toàn bộ phần mái tôn trên tầng thượng đã bị gió cuốn văng lên đường dây cao thế vừa mới xây dựng. Anh Trung lo sợ nếu chẳng may đường dây này đã có điện thì việc xảy ra cháy nổ, mất mạng là không tránh khỏi.

“Từ khi có đường điện 220kV chạy qua, gia đình tôi luôn sống trong hoang mang, thợ làm thuê gia công sản phẩm trong nhà nhìn thấy đường dây điện chạy gần nhà cũng… khiếp vía, bỏ làm mất mấy người. Nhiều người trong thôn còn nói nửa đùa nửa thật với tôi: “Nhà ông ở thế có thêm vàng tôi cũng không dám ở”, anh Trung chia sẻ.

Không thợ sửa nhà nào dám làm

Theo chia sẻ của anh Trung, mặc dù gia đình anh mua đất và làm nhà tại thôn Đông Yên từ năm 2003 nhưng căn nhà của anh hiện đang ở vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, nhiều lần vợ chồng anh đã thuê thợ về để quét sơn nhưng khi tới nhà thì không người thợ nào dám nhận làm vì quá gần… đường dây điện cao thế.

“Nhiều lần vợ chồng tôi muốn sửa sang lại nhà cửa, quét lớp sơn bên ngoài cho hoàn thiện nhưng đi thuê thợ tới mà họ không dám làm. Anh thử nhìn khoảng cách như thế thì thợ nào dám làm, rủi nhỡ đang làm họ đóng điện xảy ra tai nạn thì chết người là khó tránh”, anh Trung lo sợ.

Không chỉ rủi ro về vấn đề an toàn điện, điều người dân lo lắng nhất là khi, đường dây 220kV này đi vào hoạt động và với khoảng cách không đảm bảo an toàn như trên thì liệu những người sống và làm việc trong hộ gia đình anh Trung có an toàn? Có nguy cơ gặp các rủi ro như phóng điện hay không?

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Trung Kiên – phó thôn Đông Hạ cho biết vấn đề này đại diện thôn cũng đã kiến nghị với UBND xã mong sớm có phương án giải quyết giúp những hộ gia đình bị đường dây cao áp 220kV nằm quá gần nhà như anh Trung sớm ổn định chỗ ở để yên tâm làm ăn.

Anh Trung lo sợ vì đường dây điện cao thế nằm quá gần nhà
Anh Trung lo sợ vì đường dây điện cao thế nằm quá gần nhà

Kiến nghị chưa thấy hồi âm

Trước những bức xúc và tính mạng gia đình đang bị đe dọa, anh Trung đã nhiều lần làm đơn kiến nghị, đơn kêu cứu, yêu cầu đền bù và yêu cầu chuyển gia đình anh tới vị trí an toàn. 

Tuy nhiên, theo thông tin anh Trung cung cấp, trong buổi gặp gỡ giữa đại diện chủ đầu tư công trình, UBND xã Đông Yên và các hộ gia đình bị đường dây cao áp đi qua vào đầu tháng 10/2016, anh và các hộ gia đình khác có đưa ra nguyện vọng và được đại diện chủ đầu tư công trình chấp thuận nhưng từ đó tới nay vẫn chưa hề thấy hồi âm.

“Trong buổi làm việc ấy, vị đại diện chủ đầu tư công trình khăng khăng nói rằng: Đường dây điện cao thế có ăn sâu quá hành lang an toàn dù chỉ 30cm vào nhà dân thì cũng tôi cũng ngay lập tức đền bù, giải tỏa. Cam kết không để người dân thiệt thòi nhưng tới nay vẫn chưa thấy hồi âm trong khi gia đình tôi đang phải sống trong cảnh hoang mang, lo sợ”, anh Trung cho biết.

Để làm rõ sự việc, PV đã có buổi làm việc với đại diện UBND xã Đông Yên. Ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND xã Đông Yên cho biết sau khi những trường hợp gửi đơn khiếu nại và đơn kêu cứu, UBND xã cũng đã mời ban quản lý dự án và các hộ đến để lên phương án đền bù.

Khi PV đề cập tới việc ban quản lý dự án chậm trễ trong khâu giải quyết phương án đền bù cho gia đình anh Trung và một số hộ dân khác thì ông Chiến cho biết các phương án đang chờ các cấp phê duyệt. 

“Trong quá trình lên phương án xây dựng cột điện 220KV, ban quản lý không nhìn thấy đường dây vượt quá hành lang an toàn điện. Cho tới khi kéo dây điện lên cột điện cao thế thì các hộ dân phát hiện ra và khiếu nại lên UBND xã và lúc đó ban quản lý mới phát hiện ra đường dây quá sát với công trình nhà ở của anh Trung. Sau đó các đơn vị thi công có xuống hiện trường khảo sát và cũng đã lên phương án đền bù nhưng phải đợi trình các bên phê duyệt. Còn phương án đền bù cụ thể nhue thế nào thì do ban quản lý quyết định chứ chính quyền không thuộc thẩm quyền giải quyết vấn đề này”, ông Nguyễn Văn Chiến cho hay.

Người dân mong mỏi UBND xã Đông Yên và ban quản lý, chủ đầu tư, ban quản lý dự án đường dây cao áp 220KV sớm có phương án đền bù hợp lý và có giải pháp để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân đang hàng ngày sinh sống, làm ăn dưới đường dây điện 220KV và tránh những tai nạn điện đáng tiếc, thương tâm trước khi đường dây này chính thức đi vào hoạt động.

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.