Ly kỳ tượng cổ A Di Đà ngàn năm tuổi chùa Ngô Xá bị lấy cắp vẫn "tìm về chùa"

Cổng chùa Ngô Xá (ảnh internet)
Cổng chùa Ngô Xá (ảnh internet)
(PLVN) - Trong ngôi chùa nhỏ Ngô Xá (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) có một bức tượng Phật vô cùng quý hiếm mang giá trị lịch sử, văn hóa thời Lý. Đặc biệt, phải mất nhiều năm tìm kiếm, pho tượng A Di Đà bằng đá xanh này mới vô tình được các nhà khảo cổ phát hiện. Tuy nhiên, số phận pho tượng cổ cũng gặp nhiều chìm nổi, đã từng bị kẻ gian lấy cắp nhưng có lẽ do đức thiêng và cũng do không tiêu thụ được nên bảo vật lại về chùa...

Từng bị kẻ gian lấy cắp

Lại nói về bức tượng cổ A Di Đà, ông Niên kể, do đầu tượng được khớp nối với thân bởi mộng và ngõng, có thể tháo rời, nên đầu tượng đã từng bị kẻ gian lấy cắp vào năm 2002. Lúc đó, các cơ quan chức năng đã truy lùng khắp nước, kiểm soát chặt các cửa khẩu. Có lẽ kẻ gian không tiêu thụ được, nên gần một năm sau người ta bất ngờ phát hiện thấy đầu tượng này lăn lóc tại nghĩa địa xã, vẫn được bọc cẩn thận trong tấm vải đỏ.

Người dân địa phương và các Phật tử thì cho rằng bức tượng linh thiêng nên kẻ cắp dẫu lấy trộm được đầu Ngài cũng không dám bán, và bằng phép nhiệm màu Ngài đã tự tìm cách về lại chùa xưa. Đó là lý do bảo vật Phật giáo - bức tượng A Di Đà vẫn an ngự tại chùa Ngô Xá cho đến hôm nay.

Theo các nhà khảo cổ học, chỉ có pho tượng của chùa Ngô Xá đủ tư cách đại diện cho điêu khắc nhân dạng Phật giáo thời Lý, vì duy nhất tượng này còn nguyên vẹn, chưa có một vết nứt vỡ nào. Các pho tượng Phật khác thời Lý đều không còn nguyên vẹn. Pho tượng tại chùa Phật Tích cũng chỉ còn phần thân và đế là nguyên gốc thời Lý, đầu tượng là sản phẩm của thế kỷ XVII.

Cổ tự Phi Lai (chùa Ngô Xá) là nơi lưu giữ bức tượng A Di Đà thời Lý
 Cổ tự Phi Lai (chùa Ngô Xá) là nơi lưu giữ bức tượng A Di Đà thời Lý 

Với những giá trị đặc biệt quý hiếm trên, ngày 30/12/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2599/QĐ-TTg công nhận Bảo vật Quốc gia cho tượng Phật chùa Ngô Xá. Cùng với việc khai quật được nhiều di vật trên núi Phương Nhi, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Ngô Xá chính một trong các công trình kiến trúc thời Lý được xây dựng hướng về trung tâm là Bảo tháp Chương Sơn tạo nên một quần thể kiến trúc liên hoàn, thêm một minh chứng về vùng đất “địa linh” trong lịch sử cần được tiếp tục nghiên cứu, khám phá.

Phi Lai cổ tự

Theo tư liệu lịch sử để lại và lời giới thiệu của ông Trần Đức Niên, chùa Ngô Xá có tên chữ là “Phi Lai tự” được khởi dựng từ thời Lý, dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Giai đoạn này, đạo Phật có ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội và trở thành quốc giáo nước Đại Việt thế kỷ XI-XII. Ban đầu, chùa Ngô Xá nằm trên đỉnh núi Chương Sơn. Văn bia niên đại Cảnh Trị thứ 8 (1670) tại chùa Ngô Xá cho biết “đầu triều Lý có ba bà Hoàng hậu xây chùa thờ Phật, xung quanh có 8 tòa nằm ở trên đỉnh núi. Trung tuần tháng 2 năm Đinh Hợi (1107) nhà vua ngự tới thăm chùa này”.

Sau khi quân Minh xâm lược, chúng đã phá hủy toàn bộ công trình kiến trúc chùa và tháp Chương Sơn chỉ còn có tượng Phật bằng đá ở tầng thứ hai giữa đỉnh núi mà thôi. Trải qua các thời kỳ lịch sử, di tích chùa Ngô Xá đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.

Lần đầu, được tiến hành vào những năm 1667-1669, dưới thời Chúa Trịnh Tùng, do Vương Phủ Thị Nội là Lương Thị Ngọc Vinh cùng chị gái góp tiền xây dựng lại. Khi ấy, ngôi chùa gồm các hạng mục công trình: Thượng điện, Thiêu hương và Bái đường. Sau khi chùa được xây dựng, người dân nơi đây đã đưa một số bảo vật còn sót lại của phế tích Chương Sơn xuống chùa để thờ cúng.  Tương truyền khi xây dựng xong chùa, hai bà còn đặt vào mỗi họng cột một nén bạc. Vì vậy nhân dân địa phương truyền tụng câu ca rằng: “Đổ chùa thì lại làm chùa/ Một trăm nén bạc đầu chùa trên kia.”

Chùa Ngô Xá được xây dựng trên khu đất rộng 1.400m2. Bố cục tổng thể công trình từ ngoài vào trong là các hạng mục: Tam quan, nghi môn, sân, nhà tổ, phủ Mẫu cùng công trình kiến trúc trung tâm. Tòa tiền đường chùa được dựng vào triều Nguyễn, niên hiệu Duy Tân 3 (1909) mang dáng dấp kiểu chữ “Đinh” gồm: Bái đường 3 gian 2 chái, lợp ngói nam, trang trí họa tiết cánh sen; tam bảo 3 gian, xây dựng theo kiểu giao mái bắt vần. Các hạng mục đều được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói nam, chạm trổ rất tinh xảo.

Công trình được xây trong ba năm thì hoàn thành (1667-1669). Tiếp đó, vào năm 1757, 6 gian chùa được tu sửa nhờ công quả của vợ chồng ông Trần Thiết Cần và vợ là bà Ngô Thị Dậu. Đến thời Nguyễn, thiền sư Thiềm Quang (quê Thiêm Lộc, nay là xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) về tu hành, đã “cho tu sửa lại Tiền đường, Hậu điện và mời thợ về tô son thếp vàng lại tượng pháp” và di chuyển ngôi chùa từ trên đỉnh núi xuống phía Nam sườn núi Ngô Xá như hiện nay.

Tại nội tự Chùa Ngô Xá hiện còn lưu giữ được 4 tấm bia đá niên hiệu: Cảnh Trị 8  (1670), Cảnh Hưng 20 (1759), Cảnh Hưng 31 (1770),  Gia Long 4 (1805). Ngoài các di vật trên, tại Đình - Chùa Ngô Xá, hiện còn lưu giữ một số hiện vật như: các phiến đá, đá vuông, những mảng gạch nung, tháp nung… để xây dựng Tháp Chương Sơn được các nghệ nhân xưa tạo hình đặc sắc, công phu.

Chùa Ngô Xá là nơi thể hiện sự dung hợp tín ngưỡng tôn giáo của người Việt thông qua việc thờ tự: Thiên thần, nhiên thần, nhân thần và thờ Phật; trong đó, Chùa Ngô Xá ngoài thờ Phật còn phối thờ vị Nữ thần, hiệu là Sơn Trương Thần Nữ, đình thờ các vị Thần núi trong truyền thuyết. Không chỉ là một địa chỉ tâm linh mà ngôi chùa Ngô Xá còn là căn cứ hoạt động cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Những năm 1928, 1929, chùa Ngô Xá là một trong những cơ sở hoạt động của Chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở huyện Phong Doanh (nay là huyện Ý Yên). Năm 1970, chùa Ngô Xá là nơi chứa vũ khí của Huyện Đội Ý Yên, là nơi mở các lớp giáo dục tiểu học xã Yên Lợi Một di tích có bề dày lịch sử như vậy, nhưng kể từ khi sư tổ của chùa tham gia hoạt động cách mạng, và bị giặc Pháp đánh bị trọng thương rồi sau đó viên tịch tại đây vào năm 1948 thì chùa không có nhà sư nào tiếp quản trụ trì. Dân làng phải cắt cử người ra trông coi chùa.

Đến ngày 10/8/2005, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định (nay là Ban trị sự GHPGVN tỉnh Nam Định) đã công cử đại đức Thích Giác Vũ, Phó Trụ trì chùa Vọng Cung, thành phố Nam Định về đây trụ trì và phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân. Sau khi nhận chùa, sư trụ trì cùng với dân làng đã xây dựng Tổ đường (năm 2006), xây tháp Tổ và tượng Quan Âm Bồ tát (năm 2007), xây nhà khách (2008), xây cổng Tam quan (năm 2010), xây dựng nhà Mẫu (năm 2012), tu bổ chùa chính, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ…

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.