Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Hạ về rực rỡ. Hương thơm của sen, của ngọc lan lặng lẽ được ủ cùng nắng và gói vào từng lọn gió. Những sáng rỡ ngập tràn khắp mọi nẻo đường quê, loang loang trên những dòng sông đu đưa yên ả. Ánh mặt trời lấp lánh như thả ngàn vạn viên ngọc quý xuống dòng nước hiền hòa. Làng quê sáng bừng mà vẫn thơ, vẫn đẹp như một khúc nhạc lành yên, dịu ngọt.

Cố nhiên là mùa Hạ cũng sẽ len lỏi ở cả những dãy phố dài. Không còn những đoạn đường với “căn nhà đổ”, nhưng tiếng dương cầm đâu đó vẫn vang lên. Hòa cùng nắng, cùng gió, cùng ngọc lan và hương sen ngọt lành, mùa hạ như đếm tuổi mình bằng những thanh âm trong trẻo, du dương trên nền của sự tĩnh lặng, lắng trầm.

Những dãy phố dài cũng có khi ngơi nghỉ, an yên. Mùa này, vẫn là nắng, là gió, là hương sấu nồng nồng hăng hăng buông mình thơm vàng, ngát xanh trên từng dãy phố. Vẫn là nền trời ngăn ngắt xanh, nhưng cái nền xanh cũng dường như lặng lẽ, an lành!

Thiên nhiên có cách đánh thức giác quan của con người bằng thứ thanh âm sáng rỡ, ấm áp thuần khiết, ngọt ngào và an nhiên như vậy.

Nơi tôi ngồi làm việc, cây đa đã trổ lá xanh mùa mới, lại ra tiếp đợt trái non khi những quả đa chín vừa bị mấy chú chào mào ríu ran tiệc tùng xơi hết cả. Các chú chim lại mách nhau ríu ran trên vòm lá. Chúng rỉa lông cho nhau, dụi mỏ vào lưng nhau rồi ngủ gà ngủ gật ngay giữa ban ngày, trước mắt cả một người thản nhiên đang vờ dấu sự ngưỡng mộ và mến yêu vô cùng mà nhìn ngắm chúng.

Tôi lại cứ ước, giá như chúng ta có thể an nhiên yên lành như cỏ cây, như một tia nắng sáng rỡ, một ngọn gió ấp ủ cả mùa vàng. Con người dường như càng ngày càng bận rộn. Chúng ta tự biên ra nhiều nghi vấn, rồi lại mải miết tìm lời giải đáp, tự mình tạo thành gút thắt, rồi lại loay hoay để gỡ ra..

Có lẽ, thật trái ngang người ta sinh ra, học hành mải miết, trải nghiệm mải miết, suy tư mải miết, tu hành mải miết để rồi lại nhủ lòng mong được kiêu hãnh như cỏ như hoa, tự tại an nhiên như ánh nắng, như gió trời. Những hoa sen ngát thơm nở từ bùn nhơ, yên ắng, lặng lẽ từ nhiều ngàn năm nay không phải bởi để một ai đó sẽ trầm trồ ngưỡng mộ, sẽ chiêm ngắm vẻ đẹp của nó và ca tụng những phẩm tính thanh cao mà nó biểu hiện. Nó chỉ an nhiên, hiến tặng vẻ đẹp của mình cho cuộc sống và làm từng việc của mình, lặng lẽ, cần mẫn.

Trong cuốn Đường xưa mây trắng, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã kể lại câu chuyện vô cùng ý nghĩa dưới thời đức Phật khi ngài dạy cho Rahula, con trai của mình (khi ấy đã là một khất sĩ): “Này Rahula, con hãy học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.

Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể cả những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại cũng nên học hạnh của không khí. Không khí thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường”.

Đọc những lời này, bạn có như tôi, thấy mình thật nhỏ bé không? Trước một ngọn gió, một cánh hoa, trước những biểu hiện của Mẹ thiên nhiên như gió, như lửa, như đất mẹ, như nước... con người hẳn sẽ phải cúi đầu với những vị kỷ, bon chen, những hơn thua ân oán và ngã mạn trong đời.

Thực ra, bạn không cần tự ti hay mặc cảm gì cả. Nếu bạn thả lòng mình, dành trọn tâm hồn để tận hưởng những món quà mà cuộc sống ban tặng, bạn sẽ thấy mình là một biểu hiện nhiệm màu. Bạn sẽ kiêu hãnh biết chừng nào khi được bước chân trên đại địa, được ngắm ánh bình minh với tiếng chim ríu ran trên vòm lá, được thấy cánh sen hồng khẽ lay lay trong nắng và hít đầy căng lồng ngực những thứ hương đời ngọt lành thơm thảo.

Những ngày mùa Hạ, các em nhỏ trong khoảng thời gian này đang bận rộn cho kỳ thi chuyển cấp. Những tờ báo, những trang mạng cùng đồng hành bày tỏ biết bao câu chuyện mùa thi, xúc động có, bồi hồi có, lo lắng có, tiếc nuối có và cả những thất vọng cũng có. Thương thật nhiều những bỡ ngỡ ngây thơ, những cố gắng miệt mài, những thấp thỏm hy vọng và những ước mơ mà các em ấp ủ về một tương lai sau này…

Tôi thật chỉ muốn bày tỏ cùng các em và những người làm mẹ, làm cha rằng cuộc đời mới thực là một trường học lớn. Những trải nghiệm trong ngôi trường đầy những bất ngờ, những rắc rối, những khổ đau và phản trắc nhưng cũng đầy tình thương, đầy vẻ đẹp của thiện lương và lòng trắc ẩn sẽ giúp các em học được bài học cần thiết cho chính mình, rèn luyện bản lĩnh và từ tâm cho mình.

Tôi còn muốn kể thêm cho dông dài đôi chút về câu chuyện của Mẹ Teresa. Mẹ là người nữ tu đã dành cả cuộc đời mình để chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi khi mẹ đang thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo và phát triển dòng tu khắp Ấn Độ cũng như gây ảnh hưởng tích cực lớn lao đến các quốc gia khác. Mẹ là người được Newsweek bình chọn là một trong 10 nhà trí thức có ảnh hưởng nhất đến nhân loại trong thế kỷ 20... Nhưng bạn biết không, người mẹ này chưa từng học đại học. Và mẹ có quan điểm sống thật giản đơn: “Mọi người nói gì cũng được, chỉ cần bạn mỉm cười và làm tốt công việc của mình”.

Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh. Vậy thôi.

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.

Bí ẩn xung quanh hai pho tượng trong ngôi chùa Cầu Đông

Tượng thờ Thái sư Trần Thủ Đô và vợ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung.
(PLVN) - Theo tài liệu nghiên cứu về 1000 năm Thăng Long do nhà văn Tô Hoài và nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc chủ biên thì chùa Cầu Đông là chùa duy nhất ở Hà Nội hiện nay thờ vợ chồng Thái sư Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, nguồn gốc và lịch sử về hai pho tượng này đến giờ vẫn là một bí ẩn.