Lụa Trung Quốc “đội lốt” lụa Việt Nam: Sụp đổ một thương hiệu?

Cửa hàng của Khaisilk trước thời điểm việc giả mạo nguồn gốc, xuất xứ khăn lụa bị phát hiện
Cửa hàng của Khaisilk trước thời điểm việc giả mạo nguồn gốc, xuất xứ khăn lụa bị phát hiện
(PLO) - Trước việc bị khách hàng phát hiện sản phẩm mang thương hiệu “Khaisilk” có cả mác “Made in China”, ông chủ của Khaisilk đã thừa nhận có nhập vải của Trung Quốc để kinh doanh. Vụ việc đã được Bộ Công Thương nhanh chóng vào cuộc.

Hôm qua (26/10), Văn phòng Bộ Công Thương đã có Công văn “khẩn” truyền đạt ý kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về vụ việc liên quan đến xuất xứ hàng hóa của Tập đoàn Khaisilk gửi Cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Nội dung công văn đề nghị hai cơ quan trên phối hợp kiểm tra, xem xét nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa tại Tập đoàn Khaisilk; nếu phát hiện vi phạm liên quan đến hàng nhái, hàng giả thì hai đơn vị trên đề nghị Bộ hướng xử lí. Đề nghị Cục QLTT  khẩn trương báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/10.

Ngay sau khi có chỉ đạo khẩn trên, ngay trong cùng ngày, Cục QLTT đã phối hợp với một số đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của Tập đoàn Khaisilk tại địa chỉ số 113 Hàng Gai (Hà Nội). Theo thông tin PLVN nắm được, các đơn vị chức năng đã lập biên bản, kiểm tra và tạm giữ khoảng 50 sản phẩm vải lụa (trị giá khoảng 30 triệu đồng) có bán tại cửa hàng. Ngay sau khi kết thúc kiểm tra thì cửa hàng 113 Hàng Gai đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động.

Trước đó, vào ngày 17/10, đại diện một công ty đã mua lô khăn lụa Khaisilk (kích thước 50cm x 50cm, giá 644.000 đồng/chiếc) tại 113 Hàng Gai để đi biếu đối tác nước ngoài. Sau khi mua, khách hàng kiểm tra thì phát hiện một chiếc khăn nhưng gắn hai nhãn mác là “Khaisilk - made in Việt Nam” một nhãn in là “Made in China”.

Ngay sau đó, điều bất thường tại lô sản phẩm khăn lụa trên đã nhanh chóng lan truyền trong xã hội. Trước áp lực của dư luận, Chủ tịch của Tập đoàn này là ông Hoàng Khải đã lên tiếng xin lỗi và thừa nhận các sản phẩm vải lụa của đơn vị này được nhập một phần từ Trung Quốc. Doanh nhân này cho rằng, ngoài 50% vải lụa có xuất xứ Việt Nam thì 50% còn lại do đơn vị này nhập từ Trung Quốc. Ông Hoàng Khải cho biết, từ khi mở rộng địa bàn và lĩnh vực kinh doanh, bản thân ông không thể quản trị hết các mảng, trong đó mảng vải lụa không được ông chú ý, dù mảng này mang lại thương hiệu cho Tập đoàn.

Đặc biệt, người tiêu dùng không khỏi “choáng váng” khi người đứng đầu thương hiệu Khaisilk thừa nhận, việc nhập vải Trung Quốc đã được đơn vị này thực hiện từ những năm 90. Khi đó ngành vải lụa Việt Nam suy thoái, đơn vị không tìm được nguồn hàng trong nước phù hợp.  Ông Khải cam kết sẽ thu hồi các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc nếu khách hàng yêu cầu đổi trả, đồng thời bồi thường hợp lí cho khách hàng. 

Thương hiệu lụa Khaisilk ra đời vào những năm 1980 tại Hà Nội, nhằm vào phân khúc cao cấp vì một chiếc khăn đã có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng. Thế nhưng, việc doanh nghiệp này thừa nhận sử dụng vải Trung Quốc rồi dán mác Khaisilk đã khiến nhiều khách hàng thất vọng. Dư luận đang chờ đợi kết quả kiểm tra của Cục QLTT, đồng thời có hình thức xử lí nghiêm khắc đối với hành vi giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Cty Luật Hợp danh Thiên Thanh, Hà Nội) thì cho rằng, trường hợp nhập vải lụa Trung Quốc về rồi dán mác Việt Nam để bán giá cao gấp nhiều lần có biểu hiện của việc lừa dối khách hàng. Tùy mức độ, hành vi này có thể xử lí hành chính hoặc hình sự.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...