Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị xem xét làm rõ vụ Tập đoàn Khaisilk bán khăn 2 nhãn mác

Chiếc khăn 2 nhãn mác của cửa hàng 113 Hàng Gai. Ảnh nguồn Internet
Chiếc khăn 2 nhãn mác của cửa hàng 113 Hàng Gai. Ảnh nguồn Internet
(PLO) - Hôm nay (26/10), Bộ Công thương đã có văn bản gửi Cục Quản lý Thị trường đề nghị kiểm tra vụ việc liên quan đến xuất xứ hàng hóa của Tập đoàn Khaisilk.

Theo văn bản của Bộ Công thương, trong mấy ngày vừa qua, các phương tiện truyền thông, báo chí đã đưa tin và đề cập đến vụ việc một cửa hàng tại Hà Nội của Tập đoàn Khaisilk bán khăn vừa có mác “Khaisilk – Made in Việt Nam” vừa có mác “Made in China”.

Nắm bắt thông tin vụ việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin trên; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý. Đồng thời đề nghị Cục Quản lý thị trường báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28 tháng 10 năm 2017.

Trước đó, Công ty V. là một khách hàng quen thuộc của sản phẩm khăn lụa tơ tằm thương hiệu Khaisilk, đã đặt mua 60 chiếc khăn tay lụa tơ tằm của Khaisilk, kích thước 50cm x 50cm với giá 644.000 đồng/chiếc tại Khaisilk 113 Hàng Gai.

Chiều 17/10, nhân viên của Khaisilk giao lô hàng 60 chiếc khăn cho Công ty V. Khi kiểm tra lô hàng này ngay tại công ty, phía công ty V phát hiện 1 chiếc khăn vẫn còn nguyên 2 chiếc mác, một là "Made in China" và một là Khaisilk – Made in Việt Nam.

59 chiếc còn lại chỉ có mác Khaisilk – Made in Việt Nam, nhưng trên viền khăn lại có một miếng nhỏ màu trắng, nhìn giống như đã bị cắt mác từ trước.

Ngay lập tức, công ty V. đã lập biên bản và gửi phản hồi tới lãnh đạo của hệ thống Khaisilk nhằm đặt vấn đề làm rõ nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng 60 chiếc khăn lần này, chất liệu thực sự là gì, và các lô hàng khăn trước đó chất lượng thế nào.

Đến ngày 19/10, Khaisilk đã có văn bản trả lời Công ty V. Theo văn bản này, phía Khaisilk khẳng định, các mẫu khăn lụa đều thuộc thương hiệu Khaisilk và được làm từ 100% lụa tơ tằm. Riêng chiếc khăn có 2 nhãn mác là do "nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng, do thiếu 1 chiếc đã lấy ngay trên máy may hiện đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ.

Chiếc khăn này nằm trong đơn hàng 350 chiếc do Khaisilk sản xuất cho khách hàng Design GO tại Hong Kong, may riêng nhãn mác "Made in China" theo yêu cầu của khách vì lý do thủ tục nhập khẩu riêng của khách".

Tuy nhiên, câu trả lời này của Khaisilk không làm phía Công ty V. hài lòng, nhiều người dùng mạng xã hội cũng tỏ ra hoài nghi về chất lượng khăn cao cấp của Khaisilk.

Những ngày sau đó, thêm nhiều người dùng Facebook đăng tải hình ảnh chiếc khăn có mác Made in Vietnam của thương hiệu Khaisilk, nhưng cũng có một vết cắt mác nhỏ màu trắng còn sót lại trên viền khăn.

Mới đây, trả lời phỏng vấn Báo điện tử Zing.vn, doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận, thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Theo ông Khải, việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi Khaisilk không tìm đủ nguồn hàng trong nước.

Khi đó, chính ông Khải đã sang Trung Quốc nhập hàng về vì nghĩ đơn giản rằng "các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa".

Ông Khải cũng cho biết, tập đoàn của ông đã phát triển thành tập đoàn đa ngành khiến ông lúng túng trong khâu quản lý và đặc biệt là mảng lụa tơ tằm chỉ còn đóng góp rất nhỏ trong tỷ trọng doanh thu nên ông lơ là, thiếu kiểm tra giảm sát. Thế nhưng, Hoàng Khải vẫn khẳng định, dù là hàng nhập từ Trung Quốc, lụa bán tại đây không phải là sản phẩm kém chất lượng, bởi hàng bán ở Khaisilk luôn được duyệt kỹ mẫu mã, chất lượng, đạt yêu cầu mới nhập.

Đọc thêm

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu vùng biên giới Tây Ninh

Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu vùng biên giới Tây Ninh
(PLVN) -  Lợi dụng địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp và tiếp giáp với nước bạn Campuchia, các loại tội phạm buôn lậu hoạt động phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới các tỉnh Tây Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp .

TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.
(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.