Khi niềm tin bị “đánh cắp”

Ảnh nguồn Internet
Ảnh nguồn Internet
(PLO) - Sự cố kinh doanh tai tiếng nhất thời gian này có lẽ phải kể đến câu chuyện “hàng lụa Việt cao cấp made in China” của một thương hiệu nổi tiếng trong nước. Đáng buồn hơn, đây không phải hiện tượng cá biệt, mà khá phổ biến trong văn hoá kinh doanh.

Một doanh nghiệp mua một lô hàng khăn lụa của Khải Silk, thương hiệu lụa nổi tiếng với dòng hàng cao cấp trong nước. Thế nhưng, lẫn trong số khăn này lại có chiếc khăn có đến hai nhãn mác: xuất xứ từ Khải Silk, Việt Nam và xuất xứ Trung Quốc.

Người mua hoang mang, không biết mình đang sử dụng chiếc khăn lụa cao cấp có nguồn gốc từ đâu? Trả lời cho vấn đề này, ông chủ Khải Silk cho biết, đây chỉ là một “sự cố kỹ thuật” khi lô hàng bị thiếu một chiếc khăn, nhân viên lấy tạm khăn mà Khải Silk sản xuất cho đối tác Hồng Kong, nhưng vì lý do thủ tục nhập khẩu nên phải in trên nhãn “made in China”.

Tuy nhiên, lời giải thích khó có thể thuyết phục được người tiêu dùng khi mà nhiều người khác cũng liên tục cung cấp những chiếc khăn được mua của thương hiệu Khải Silk “made in Việt Nam”, nhưng cạnh đó là một tem nhãn khác đã bị cắt đi, chỉ còn lại một mẩu, khó tránh khiến người ta phải đoán già đoán non...

Nhưng sự cố chiếc khăn hai nhãn mác của Khải Silk không còn là riêng câu chuyện của Khải Silk. Nhiều người trong nghề lật lại câu chuyện, tại sao Việt Nam chỉ có vài ba nhà xưởng thô sơ dệt lụa, hầu như không có mấy nhà máy sản xuất lụa với công nghệ cao, vậy thì vô số những chiếc khăn lụa được dán nhãn cao cấp “thuần Việt” của không ít thương hiệu trên thị trường là từ đâu mà ra? Và nữa, du khách tham quan các làng lụa nổi tiếng trong nước cũng chia sẻ cảm nhận về việc đến làng lụa thủ công nổi tiếng, nhưng mua sản phẩm khăn lụa về, mở ra ngỡ ngàng “made in China”!

Chuyện các sản phẩm Việt  nhưng xuất xứ Trung Quốc không còn hiếm trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Ngay tại một số làng gốm nổi tiếng trong nước, sản phẩm thủ công được bày bán ít ỏi bên những sản phẩm Trung Quốc bắt mắt với màu sắc rực rỡ. Những làng tre, làng cói với chiếu cói được rao là dệt tay hoàn toàn, nhưng trong một góc nhỏ, vẫn in nơi xuất xứ Trung Quốc.

Rồi cả nông sản Việt, vẫn thường xảy ra chuyện rau củ, người ta mua hàng bên kia biên giới về, áo lên một lớp bùn đỏ, giả danh nông sản Việt, đem về bán với giá cao dành cho nông sản sạch...

Câu chuyện hàng Trung Quốc khoác áo Việt là cả một câu chuyện dài và tồn tại nhiều vấn đề của nền sản xuất trong nước. Khó lòng ngăn thương lái sử dụng những “chiêu trò” kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như thế, bởi, trong khi hàng Việt thủ công chất lượng tốt và an toàn, nhưng mẫu mã và giá cả khó lòng mà cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Hàng lụa Việt, được dệt ra từ tơ tằm thật, gốm Việt được nung từ cao lanh, làm tay kì công, hay cả nhiều sản phẩm thủ công khác, kĩ thuật chưa sắc sảo, in màu lên chưa nổi bật, giá thành lại không thấp, làm sao cạnh tranh với hàng Trung Quốc vừa đẹp lộng lẫy, bắt mắt, lại rẻ hơn nhiều. Nhập về dán nhãn hàng Việt bán, đó là một bài toán dễ dàng sinh lợi của các thương lái.

Nhưng tất nhiên, câu chuyện ấy bắt nguồn cũng từ tư duy “ăn xổi” của người kinh doanh trong nước. Bởi họ lựa chọn con đường tắt để làm giàu, thay vì chọn học hỏi, đầu tư kĩ thuật nghiêm túc, tuân thủ quy chuẩn chất lượng, cải tiến năng suất để định hình và làm ra những sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh thì chăm chăm đi nhập hàng bên ngoài, dán nhãn lại, đánh lừa người tiêu dùng của mình. Những doanh nghiệp ấy đang góp phần bào mòn niềm tin của những người đã tin tưởng và lựa chọn họ. 

Đọc thêm

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao

Mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại hiệu quả cao
(PLVN) -  Để khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản địa phương, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm rừng sinh thái. Mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho người dân nhờ các doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10% đến 20%, mà còn hướng tới phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Đặt đồ ăn online và nguy cơ tiềm ẩn

Còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm khi người tiêu dùng đặt thức ăn qua ứng dụng online. (Ảnh minh họa - baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đặt thực phẩm online qua ứng dụng đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt tại các đô thị lớn. Không thể phủ nhận rằng hình thức này mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, đằng sau đó là hàng loạt những nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng thực phẩm, sức khỏe người dùng và những vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi sự cố xảy ra.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Hoàng Anh Gia Lai đưa các sản phẩm Nông nghiệp sạch vào chuỗi Siêu thị Kingfoodmart

Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) -  Sáng ngày 2/11/2024, tại Khách sạn Rex (TP HCM), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty Cổ phần King Food Market (Siêu thị Kingfoodmart) tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược phân phối sản phẩm, nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của HAGL vào hệ thống siêu thị Kingfoodmart nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Lập kỷ lục xuất khẩu thủy sản hơn 1 tỷ USD trong 1 tháng

Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 10/2024 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Tháng 10/2024, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), XK thủy sản theo tháng trở lại mốc 1 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.