Kén rể cho nữ tướng tuổi Quý Mùi

Rước Đức Thánh Bà.
Rước Đức Thánh Bà.
(PLO) - “Kén rể” là lễ hội độc đáo có từ ngàn xưa ở đất kinh kỳ. Ngoài tưởng nhớ công ơn nữ tướng Lã Lê Hoa, lễ hội “Kén rể” với cuộc thi đậm chất dân gian mang lại sự vui nhộn và tiếng cười sảng khoái cho du khách trẩy hội đầu Xuân.

Huyền thoại nữ tướng tuổi Quý Mùi
Theo thần phả làng Đường Yên (Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội), thuở xưa, tại trang Lại Phải, huyện Quế Dương có gia đình ông bà Tiểu Triệu, lấy việc đánh cá làm kế sinh nhai. Nghe tin sông Nguyệt Đức ở Đường Yên có nhiều tôm cá, hai ông bà tới đánh bắt. Đến đây, trời vừa tối, thấy có ngôi đền, họ liền vào trú chân. Khi đến gần nghe thấy tiếng từ trong đến như có tiếng ca ngâm, đàn hát, vào trong đền thì không thấy ai, bốn phía bỗng nhiên im lặng như tờ. Họ lấy làm lạ kỳ, sợ hãi, bèn khấn xin được nghỉ lại. 
Hai vợ chồng vào bên trong đền, nằm đến cuối canh Tư, người chồng bỗng mơ thấy một người con gái từ điện bước xuống, dung mạo xinh đẹp, dáng yểu điệu, tự xưng là con trời xuống hạ giới làm thần linh, ở tại đền này. Người chồng tỉnh dậy, biết trong giấc mơ có một nữ thần giáng trần. Đến canh năm, người vợ mơ thấy một con chim nhỏ từ trên điện bay vào miệng rồi giật mình tỉnh dậy. Bà đem giấc mộng đó nói với chồng, người chồng ghép hai giấc mộng và đoán tất sẽ sinh được con gái. Đến sáng, vợ chồng làm lễ bái lạy, tạ ơn, rồi tiếp tục đi chài lưới. 
Đến ngày 2/2 năm Quý Mùi, vợ chồng nhà chài lưới sinh được một người con gái có tư chất khác lạ, sắc đẹp tuyệt vời. Người chồng biết đó là thần tiên ra đời liền đặt là Ả Lã (nàng Lã) tên tự là Lã Lê Hoa chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận. Đến 16 tuổi, nàng Lã xinh đẹp, thông minh hơn người. Lúc ấy, nhiều dân làng bị bệnh nan y, chết yểu. Thương dân, nàng lên rừng kiếm thuốc chữa trị cho dân. 
Thi bắt trạch trong chum.
Thi bắt trạch trong chum. 
Khi Hai Bà Trưng Nhị cất binh đánh giặc, hiệu triệu anh tài, nàng Lã tập hợp được mấy nghìn binh lính làm lễ bái tạ đất trời, tiến quân ra trận. Hai Bà Trưng biết nàng Lã là người có tài hơn người liền dùng làm mưu thần. Sau khi bắt được và giết chết Tô Định, Hai Bà Trưng đại thắng, mở tiệc ăn mừng, phong cho nàng Lã Lê Hoa là  “Nữ tướng Mưu Thần”, làm quan ở Đường Yên. 
Mở hội “Kén rể” cho Nữ tướng
Nàng Lã bái tạ rồi về Đường Yên nhậm chức. Khi nước nhà không còn khói lửa đao binh, nữ tướng phải làm tròn bổn phận của người con gái là đi lấy chồng. Vào một ngày đẹp trời, Mẫu Bà mở hội kén rể cho nữ tướng Lã Lê Hoa. 
Lễ Kén rể gồm 2 phần: phần lễ và phần thi tài. Lễ Kén rể kết thúc, bỗng nhiên trời đất nổi gió lớn, một đám mây màu vàng, pha mầu đỏ từ trên trời hạ xuống, nàng lên đám mây mà bay đi. Nhân dân bèn viết tấu biểu về triều đình, Trưng Vương sai quan về Đường An làm tế lễ. Dân ở đây phụng thờ nữ tướng Lã Lê Hoa, tôn là Đức Thánh Bà.
Lễ hội “Kén rể” từ xa xưa được dân làng tổ chức trong 2 ngày (1-2/2 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn của Nàng Lã, việc chọn người tham gia rất cẩn thận. Người đóng mẹ của Đức Thánh tức “Mẫu Bà” phải là người đôn hậu, song toàn, gia đình hòa hợp, phúc đức. Hai chàng rể (phe Bắc và phe Hậu) và người đóng Thánh Bà phải là trai gái thanh lịch, thông minh, tài giỏi, đặc biệt chưa có gia đình.
Cụ Nguyễn Minh Tự.
Cụ Nguyễn Minh Tự. 
Ngày 2/2 âm lịch, sau màn vinh quy bái tổ là màn tái diễn cảnh nữ tướng Lã Lê Hoa đánh giặc, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Tiếp theo là màn cởi “vú mo”- tương truyền nữ tướng Lê Hoa đã có sáng kiến cho binh lính đeo mo cau trước ngực khi ra trận để chống lại mũi tên của kẻ thù. Khi đánh giặc trở về, mọi người lại cởi mo ra và bắt tay vào làm những công việc đời thường.
Rước Đức Thánh Bà đi từ cổng làng vào sân đình, các bô lão trong làng đón Đức Thánh Bà xuống kiệu tuyên lễ: “Sau canh trống là mở hội Kén rể”. Lúc này, phe Hậu và phe Bắc, mỗi bên cử ra một chàng rể trong trang phục truyền thống, áo the khăn xếp chỉnh tề đi một vòng trước ban giám khảo và dân làng, chắp tay hướng về nơi Mẫu Bà giới thiệu về mình. Sau đó, hai chàng rể bắt đầu trải qua cuộc thi gay cấn, Ban giám khảo là 5 bậc cao niên, uy tín trong làng cho điểm bằng thẻ. Kết thúc mỗi cuộc thi, ai được nhiều thẻ, được Mẫu bà ban thưởng và chọn làm rể quý.
Cuộc thi cày mở đầu cho hội thi, ai cày được thẳng, không lệch vai cày và nhanh, người đó thắng. Tiếp theo là thi câu ếch, nhử mồi bằng cần câu và đọc vè. Ai đọc vè hay khiến câu ếch cắn mía đầu tiên sẽ thắng. Đến trò chọc chó, người thi  cầm một nắm cọng giềng dùng mẹo chọc chó, bên nào chọc được chó kêu bên đấy thắng cuộc. Cuộc thi cuối cùng là bắt trạch trong chum, ai bắt được trạch sẽ thắng cuộc.
Sau khi Ban giám khảo công bố người thắng cuộc, đôi phu thê cùng bái tạ Mẫu Bà, Tổ đình chứng giám. Màn rước, tế lễ rộn ràng từ sân vào đình kết thúc lễ hội Kén rể với những điệu hát ca trù, hát ống, hát ví, hát quan họ.
Cụ Nguyễn Minh Tự - 74 tuổi, chủ trì lễ hội Kén rể suốt 14 năm nay - phấn khởi cho hay: “Lệ tục truyền thống quy định, tại Lễ hội Kén rể, mỗi giáp nuôi 1 con lợn, đến ngày lễ hội đem ra đình tế sống. Lợn thờ sống gọi là lợn chong. Trước ngày tế lễ, những người tham gia tế lễ phải kiêng ăn hành tỏi, thịt chó và tắm gội sạch sẽ. Khi tế phải mặc áo thụng thâm, quần trắng. Trong lễ hội Kén rể, người nào mà nói bậy, chửi thề người khác hay nói mạo phạm đến Thánh Bà thì người đó bị cả làng bắt vạ bằng 10 con gà, 10 con vịt”…
Lễ hội Kén rể độc đáo này hiện đã được phục dựng, vừa tưởng nhớ công lao của tiền nhân vừa góp phần làm không khí trẩy hội đầu xuân trên đất kinh kỳ thêm tươi vui, rộn rã.../.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.