Lo ngại nợ đọng văn bản

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, thời gian qua các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, số lượng văn bản nợ đọng đã giảm xuống còn 20 văn bản, giảm 63 văn bản so với tháng 01/2014. 
Theo báo cáo tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tháng 11/2014, nhiệm vụ tháng 12/2014 vừa được Bộ Tư pháp gửi Chính phủ, trong tháng 11/2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 120 văn bản quy định chi tiết, tuy nhiên, đến hết tháng 11 vẫn còn tới 90% văn bản trong số này bị liệt vào diện nợ đọng. 
Nợ tháng nọ chuyển tiếp tháng kia
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trong tháng 10/2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 128 văn bản quy định chi tiết (gồm 47 nghị định, 05 quyết định, 61 thông tư, 15 thông tư liên tịch). 
Đến hết tháng 10, đối với 29 văn bản quy định chi tiết 15 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ ban hành 07 văn bản, giải quyết được 7/29 văn bản nợ, đạt 24,14%, nợ chưa ban hành là 22 văn bản, chiếm 75,86%.  
Đối với 99 văn bản (34 nghị định, 05 quyết định, 48 thông tư và 12 thông tư liên tịch) quy định chi tiết 12 luật có hiệu lực kể từ ngày 1/01/2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ ban hành được 01 văn bản (Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014). 
Riêng 39 nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ (theo kế hoạch phải trình trước 15/10/2014), các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã trình Chính phủ 07 nghị định; còn 32 nghị định, quyết định chưa trình và hiện đã trong tình trạng “nợ trình”. 
Sang tháng 11/2014, thống kê cho thấy các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 120 văn bản quy định chi tiết (42 nghị định, 05 quyết định, 59 thông tư, 14 thông tư liên tịch). 
Tuy nhiên, đến hết tháng 11, đối với 22 văn bản quy định chi tiết 14 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ mới ban hành được 02 văn bản (01 nghị định, 01 thông tư), giải quyết được 02/22 văn bản nợ, đạt 9,09%; nợ chưa ban hành 20 văn bản, chiếm 90,91%.  
Đối với 98 văn bản quy định chi tiết 12 luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ mới trình Chính phủ ban hành được 03 nghị định và ban hành theo thẩm quyền được 04 thông tư, còn lại 91 văn bản chưa ban hành. Riêng đối với 36 nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phải trình trước ngày 15/10/2014 thì vẫn còn 16/36 văn bản chưa được trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Tư pháp, trong tháng 12/2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ chỉnh lý, hoàn thiện trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 20 văn bản nợ ban hành; tiếp tục nghiên cứu soạn thảo, chỉnh lý để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 91 văn bản quy định chi tiết thi hành 12 luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015; chủ động rà soát và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp trong việc rà soát 18 luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 để xác định đầy đủ các nội dung được giao, lập dự kiến danh mục văn bản, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo. Khối lượng công việc khổng lồ của tháng 12 này dự báo trước một kết quả “nợ đọng” không mấy khả quan hơn so với các tháng trước đó trong năm.
Nguyên nhân do quá tải?
Tại sao tình hình nợ đọng văn bản được chấn chỉnh quyết liệt, thường xuyên nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan? Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, thời gian qua các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, số lượng văn bản nợ đọng đã giảm xuống còn 20 văn bản, giảm 63 văn bản so với tháng 01/2014. 
Một số văn bản quy định chi tiết Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa cũng đã được ban hành kịp thời để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật (ngày 01/01/2015). 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết còn một số tồn tại, hạn chế như vẫn còn tình trạng nợ ban hành văn bản, xin lùi thời hạn trình, ban hành văn bản. 
Báo cáo của Bộ Tư pháp gửi Chính phủ khẳng định: “Nguyên nhân chủ yếu là do các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải xây dựng, ban hành một số lượng lớn văn bản, nhiều nội dung giao quy định chi tiết là khó, phức tạp cần có nhiều thời gian, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn”. 
Trước sự quá tải này, Bộ Tư pháp đã đề nghị các Bộ trong thời gian tới phải xây dựng, ban hành nhiều văn bản cần ưu tiên, tập trung nguồn lực, bố trí kinh phí cho công tác xây dựng, ban hành văn bản, đồng thời tăng cường sự phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành, hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng văn bản. Tuy nhiên, về lâu dài, phải có giải pháp triệt để cho tình hình nợ đọng văn bản, tránh tình trạng “luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư” nên luật mãi treo “lơ lửng”, không đi vào thực tế cuộc sống. 
* Tự kiểm tra không phát hiện văn bản nào sai
Theo báo cáo của 16 Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong tháng 11/2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã kiểm tra 260 văn bản, trong đó tự kiểm tra 78 văn bản và kiểm tra theo thẩm quyền 182 văn bản. Qua kiểm tra, bước đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ chưa phát hiện văn bản nào có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
* Bộ Tư pháp phát hiện một loạt văn bản sai phạm
Trong tháng 11/2014, Bộ Tư pháp đã kiểm tra 211 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 43 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và 168 văn bản của địa phương). Qua kiểm tra, bước đầu Bộ Tư pháp đã phát hiện 66 văn bản (02 văn bản của cấp Bộ, 64 văn bản của địa phương) có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản, trong đó có 05 văn bản sai nội dung, hình thức và 17 văn bản sai về hiệu lực, căn cứ pháp lý, còn lại 44 văn bản sai về thể thức. Trong số 05 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung, hình thức có 01 văn bản của cơ quan cấp Bộ và 04 văn bản của địa phương. 

Đọc thêm

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.
(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Nam Từ Liêm cưỡng chế buộc chuyển giao tài sản tại phường Trung Văn

Các lực lượng triển khai công tác cưỡng chế.
(PLVN) - Sáng ngày 5/12/2024, Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm phối hợp cùng chính quyền địa phương phường Trung Văn, đại diện các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với bà Hồ Nha Trang cư ngụ trên địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Việt Nam – Nhật Bản: Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 5/12, Bộ Tư pháp đã phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về kỹ năng xây dựng, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh tham dự và chủ trì Hội thảo. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Thu Hường cùng dự.