“Đừng để nợ đọng văn bản kéo dài, nói hoài nghe nhức xương”

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu các hiệp hội ngành hàng khi phản ánh tình hình khó khăn cần phải nói thẳng, nói đúng bản chất, “không sợ và không né tránh” - Ảnh: Đình Dân
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu các hiệp hội ngành hàng khi phản ánh tình hình khó khăn cần phải nói thẳng, nói đúng bản chất, “không sợ và không né tránh” - Ảnh: Đình Dân
(PLO) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói như vậy trong buổi làm việc với Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM cùng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tại TP.HCM sáng 28-6.
Chủ tịch nước cho rằng hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp đang khó khăn. Đánh giá cao vai trò đóng góp của doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch nước yêu cầu cần có nhiều chính sách hỗ trợ khối doanh nghiệp này để môi trường kinh doanh được bình đẳng giữa các thành phần doanh nghiệp, đồng thời cũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng khi phản ánh tình hình khó khăn cần phải nói thẳng, nói đúng bản chất, “không sợ và không né tránh”.
Sốt ruột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chủ tịch nước yêu cầu các doanh nghiệp nỗ lực tối đa để vượt qua được sự trì trệ hiện có. Ông nhấn mạnh Nhà nước cũng hết sức sốt ruột nên đã sửa đổi và ban hành một loạt các đạo luật mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô, Chủ tịch nước cho rằng cần giải quyết nhanh chóng hơn nữa các vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh, đừng để tình trạng “nợ đọng văn bản kéo dài, nói hoài nghe nhức xương”. Các văn bản, thông tư hướng dẫn nếu thấy chưa rõ, các sở ngành cần có văn bản báo cáo ngay cho các bộ, ngành để nhanh chóng sửa đổi.
Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ để các ngành phát triển được một cách bền vững, chuẩn bị cho việc hội nhập sâu vào thời điểm 1-1-2016 sắp tới.
Đánh giá về thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, Chủ tịch nước nói rằng lao động dệt may hiện lên tới 6 triệu người, “nhưng nếu tình trạng công nghiệp phụ trợ vẫn lình xình như vậy thì rất đáng lo ngại, nền kinh tế Việt Nam vẫn chi thuần làm gia công”. Hiện các doanh nghiệp FDI đang ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này trong khi doanh nghiệp trong nước vẫn rất chậm chạp. “Tôi ngồi nghe chính sách thấy sướng lắm mà không rõ vì sao các doanh nghiệp trong nước vẫn không chịu đầu tư vào” - Chủ tịch nước âu lo.
Chủ tịch nước trăn trở “thể trạng đất nước đang yếu” nên yêu cầu có sự quyết tâm cao hơn nữa từ mọi cấp trong việc nỗ lực cải thiện môi trường thu hút đầu tư, cải cách hành chính và giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp. So với yêu cầu phục hồi đà tăng trưởng, Chủ tịch nước nhận định “đây là một thách thức rất lớn khi TP.HCM phải đạt 12-14%”, trong đó cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp mới thành lập là một nhiệm vụ không nhỏ đối với các cấp lãnh đạo TP.HCM.
Cần đầu tư mạnh cho một số ngành, tránh phụ thuộc Trung Quốc
Theo ông Trần Việt Anh, đại diện ngành nhựa TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nhựa ước nhập khẩu 3 tỉ USD nguyên liệu nhựa các loại, bằng 50% so với cả năm 2013, trong đó TP.HCM chiếm 80% về nhập khẩu nguyên liệu nhựa, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 900 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Việt Anh, doanh nghiệp ngành nhựa hiện rất mong chờ các dự án về hóa chất, hóa dầu được triển khai nhanh chóng để giảm nhập khẩu nguyên liệu. Đáng chú ý, dù nguyên liệu nhựa các doanh nghiệp không bị lệ thuộc nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc, nhưng có đến 80% doanh nghiệp hiện đang phụ thuộc rất lớn vào thiết bị, máy móc, công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc bởi yếu tố giá rẻ. “Đây là vấn đề cần được các cơ quan chức năng trong ngành cơ khí quan tâm bởi ngay tại Trung Quốc, các doanh nghiệp của chính nước họ cũng được khuyến khích sử dụng công nghệ, máy móc có xuất xứ từ Đức, Nhật”, ông Việt Anh lưu ý.
Ông Vũ Văn Minh, đại diện Hội da giày TP.HCM, cho rằng muốn chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, Nhà nước cần hỗ trợ và khuyến khích đầu tư mạnh cho công nghiệp phụ trợ trong ngành giả da vì 60-70% các doanh nghiệp sản xuất giày dép trong nước đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc.
Ông Hàng Vay Chi, chủ tịch Hội doanh nghiệp Q.11 (TP.HCM), thấy cần có lãi suất công bằng với doanh nghiệp vừa và nhỏ vì mức lãi suất mà khối  doanh nghiệp này vay luôn cao hơn so với các doanh nghiệp lớn khác từ 1-3%. Hệ thống ngân hàng hiện nay lại chưa thật sự có ngân hàng công nghiệp đúng nghĩa, hiếm khi doanh nghiệp được vay vốn để mua máy móc thiết bị. 
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thế chấp chỉ được ngân hàng chấp nhận nhà xưởng, còn máy móc thiết bị và sản phẩm làm ra khó được chấp nhận. Vậy, nếu chỉ giải quyết vốn lưu động thôi thì doanh nghiệp lấy khoản nào để mua sắm thêm máy móc thiết bị?”, ông Chi băn khoăn. Trong khi đó, khối doanh nghiệp FDI lại có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn nếu so với doanh nghiệp trong nước, từ ưu đãi về thuế và giá thuê nhà xưởng cho đến việc thế chấp.
Theo ông Văn Đức Mười, chủ tịch HĐQT Công ty Vissan, Nhà nước đã xác định nông nghiệp là mũi nhọn nhưng còn nhiều bất cập, trong đó ngành chăn nuôi cần nhanh chóng triển khai kịp thời triệt để vấn đề tái cấu trúc. “Thực thi nói mãi mà không đến nơi đến chốn, nên nông nghiệp là bệ đỡ mà bị yếu khiến nền kinh tế không vững vàng”, ông Mười lo lắng. Cần có phương án thích hợp ngay từ khâu con giống, sản xuất có quy chuẩn, có nguồn gốc hướng đến xuất khẩu tránh được mùa mất giá, thúc đẩy chăn nuôi do 80% doanh nghiệp chăn nuôi hiện nay đều là nhỏ.
Bà Lã Thị Lan, chủ tịch Hội Cơ khí-Điện TP.HCM cho rằng cần có chính sách đặc biệt cho doanh nghiệp vào khu công nghiệp được hỗ trợ về tiền thuế đất, thuê mặt bằng. Nhà nước cần lập hàng rào kỹ thuật để làm sao các máy móc, thiết bị nhập khẩu kém chất lượng từ Trung Quốc không có “đất sống”, tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất cơ khí trong nước.
Ông Huỳnh Văn Minh, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho rằng nhiều chính sách triển khai chậm đi vào thực tế, việc sửa các chính sách chưa phù hợp cũng còn chậm. Chẳng hạn như nghị quyết  01 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát đầu tư tín dụng, “nếu siết đúng liều lượng, trọng tâm thì không có chuyện hàng trăm ngàn doanh nghiệp rời bỏ thị trường”. Hay như chính sách cho người nước ngoài mua nhà, đã bàn và kiến nghị, nhưng giờ đặt vấn đề ra lại trái với Luật đất đai sẽ có hiệu lực vào tháng 7 tới.
Ông Minh kiến nghị cần quyết liệt điều chỉnh các chính sách không phù hợp, tránh nghị định ra một chiều thông tư làm một nẻo, “tránh cái khó đổ về người dân, đổ về doanh nghiệp”. Với gói 30.000 tỉ đồng “thơm mà không ăn được (!)”, ông Minh cũng đề xuất triệt để tháo gỡ khó khăn, không thể để tình trạng người cần nhà không vay được, người bán nhà không làm được, còn ngân hàng thì tiền cầm đó./.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đọc thêm

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

'Siết' kiểm soát, xử lý vi phạm để ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, nhất là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để ngăn chặn kịp thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Chỉ rõ 5 nhóm giải pháp tại Hội thảo Văn hóa năm 2024

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phát biểu bế mạc hội thảo.
(PLVN) -Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc, chỉ rõ 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Kiểm toán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ

Thường trực Ủy ban TCNS của Quốc hội và KTNN làm việc nhằm trao đổi, thảo luận về kế hoạch, nội dung tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị KTNN đến hết niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021” vào tháng 8/2023. Ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh trao đổi, hỏi thăm sinh viên tại gian hàng khởi nghiệp.
(PLVN) - Sáng 12/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI. Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức.

Đẩy mạnh công tác thu hút nguồn lực kiều bào tại các địa phương

Đoàn công tác làm việc với tỉnh An Giang.
(PLVN) - Từ ngày 8-11/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác gồm lãnh đạo một số đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao đã đến thăm các tỉnh/TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác NVNONN và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại một số địa bàn.

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024.
(PLVN) - Tối 11/5, tại sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.