Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội tăng cường giám sát

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng ngày 13/2. Ảnh vov.vn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng ngày 13/2. Ảnh vov.vn
(PLVN) -Cho ý kiến vào dự thảo Luật luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sáng 13/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: phân cấp mạnh hơn cho địa phương thì Quốc hội sẽ tăng cường giám sát.

Theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương theo phương châm, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Trung ương kiến tạo, Quốc hội giám sát, Chính phủ chỉ đạo điều hành trực tiếp. Theo đó, tính chủ động của địa phương sẽ được nâng cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ảnh vov.vn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ảnh vov.vn

“Phân cấp mạnh thì Quốc hội tăng cường giám sát, còn HĐND địa phương giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng, do đó HDND cũng phải thực hiện chức năng giám sát mạnh hơn”. Chủ tịch Quốc hội nói.

Về vấn đề bỏ HĐND cấp xã, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng đã thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường. Những nơi có chủ trương thí điểm theo Chủ tịch Quốc hội thì tiếp tục thực hiện, sau đó tổng kết để xem xét có nên nhân rộng hay không. Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng mô hình này, cần phải sửa Hiến pháp.

“Không thể bỏ HĐND cấp xã”, Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến vì theo Chủ tịch, ở địa phương, việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân chính là ở HĐND. Nếu bỏ HĐND thì nhân dân làm chủ ở đâu? Ở địa phương nhân dân là sức mạnh thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Thông qua tổ chức HĐND để dân làm chủ và giám sát các hoạt động của chính quyền.

Đối với dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, quan điểm phân cấp mạnh cho Chính phủ để Chính phủ chủ động quyết trên tinh thần thực tiễn là thước đo để giải quyết những điểm nghẽn, rào cản để khơi thông nguồn lực phát triển.

Những vấn đề đã chín muồi, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm chứng minh thì giải quyết ngay. Đặc biệt, không vì những quy trình, thủ tục cứng nhắc mà làm chậm sự phát triển của đất nước.

Trong sửa lần này tiếp tục rà soát phù hợp quy định của Hiến pháp và các quy định hiện hành và các luật được Quốc hội thông qua lần này cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

Liên quan đến việc dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội tán thành cao quy định Quốc hội giao Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC xem xét, ban hành văn bản, giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội, định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Chủ tịch Quốc hội cho biết, cuộc cách mạng tinh gọn được cán bộ, đảng viên, nhân dân…đồng tình, ủng hộ. “Tinh gọn nhưng mạnh làm như thế nào để tạo cơ chế cho bộ máy hoạt động mạnh. Nhưng mạnh phải lựa chọn người tinh hoa, người có tài có đủ điều kiện phục vụ đất nước, nhân dân; đồng thời chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, bầu cử Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Với tầm quan trọng như vậy, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 là kỳ họp lịch sử quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Đọc thêm

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.

Nữ Bí thư Đảng ủy xã hết lòng, dốc sức vì người dân

Chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
(PLVN) - “Không có niềm vui nào lớn hơn là làm được nhiều việc tốt cho dân, chỉ mong bà con ngày càng có cuộc sống no đủ, hưởng thụ thành quả đổi mới…”, chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, tâm sự.

Xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế

ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.
(PLVN) - Liên quan đến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc sớm quản lý đồng tiền kỹ thuật số dưới dạng một loại tài sản ảo, nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập “sàn giao dịch” cho hoạt động này..., Báo Pháp luật Việt Nam đã có trao đổi với ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.

Tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân

Quang cảnh phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.