Liên ngành cùng vào cuộc 'gỡ rối' cho doanh nghiệp về pháp lý

Toàn cảnh buổi kiểm tra tại BCT
Toàn cảnh buổi kiểm tra tại BCT
(PLO) -Hưởng ứng chủ trương hướng tới một Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Đây cũng là một lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật (THPL) trọng tâm liên ngành mà Bộ Tư pháp đề ra trong năm 2017. Đợt kiểm tra do Bộ Tư pháp chủ trì mới đây cho thấy đã có sự “vào cuộc” của bộ, ngành, địa phương.

Nhiều kết quả thiết thực 

Một kết quả đáng chú ý trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của Bộ Công Thương là đã hiện thực hóa vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) Nguyễn Sinh Nhật Tân, Dự án Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND TP Cần Thơ triển khai tại Cần Thơ. 

Hoạt động của Vườn ươm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển, ươm tạo công nghệ, khởi nghiệp doanh nghiệp trong các lĩnh vực chế biến thủy sản, chế biến nông nghiệp và cơ khí chế tạo cho nông nghiệp. 

Về khung pháp lý, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1193/QĐ-TTg về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc; phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết những vướng mắc liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu quy định tại Quyết định 1193; phối hợp với UBND TP Cần Thơ, Ban quản lý Vườn ươm hoàn thiện các quy định về cơ cấu và tổ chức hoạt động của Vườn ươm.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, Vườn ươm đã xét chọn 5 doanh nghiệp tham gia ươm tạo với các sản phẩm đa dạng như bột cá, máy gieo hạt, chả cá thát lát nhân trứng muối, sữa gạo, bột yến sâm thảo dược. Vườn ươm cũng ký kết hợp tác với 6 trường đại học, cao đẳng để hợp tác nghiên cứu triển khai các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phù hợp, hỗ trợ khởi nghiệp; thực hiện các khóa đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn và kỹ năng khởi nghiệp cho đối tượng là sinh viên của các trường. 

“Trong thời gian tới, việc đẩy mạnh hoạt động của Vườn ươm thông qua các hoạt động… sẽ góp phần tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp” – ông Tân kỳ vọng. 

Ngoài ra, Bộ Công Thương rất chú trọng đến hoàn thiện thể chế, đặc biệt là đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới một Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp. 

Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp Đặng Vũ Trân cho biết, Bộ này đã xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành các văn bản của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp. 

Cụ thể, số lượng và quy mô doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm, ngư nghiệp tăng đáng kể, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp tăng từ 2.379 năm 2007 lên 4.424 doanh nghiệp vào tháng 9/2016. Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ tháng 6/2016 đến nay đã có nhiều dự án mới của doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 20 nghìn tỷ đồng…

Tránh tình trạng “Trung ương nóng, địa phương lạnh”

Tuy nhiên, ông Tân thừa nhận, việc ban hành kế hoạch và tổ chức theo dõi tình hình THPL về doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công thương còn chậm. Việc thu thập thông tin để đánh giá tình hình THPL của Bộ mới chủ yếu thực hiện qua tổng hợp, báo cáo, kiến nghị của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và doanh nghiệp, hiệp hội hoặc từ hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật, hoạt động tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. 

Phó Vụ trưởng Đặng Vũ Trân phản ánh, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về tiếp cận đất đai, về chính sách khuyến khích đầu tư, về lao động, về tiếp cận tín dụng, về ứng dụng khoa học công nghệ. 

Chẳng hạn, việc tiếp cận đất nông nghiệp của doanh nghiệp còn khó khăn do công tác công bố, công khai quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên thực tế chưa tốt, chưa rõ ràng. Thủ tục vay vốn rất khó cho nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận; cơ chế hỗ trợ lãi suất với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp chưa hiệu quả...

Khó khăn chung của cả hai Bộ là do hầu như chưa có văn bản riêng nên việc xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi việc THPL về doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp hay công thương mới chỉ tập trung vào việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, các thành tựu, khó khăn, vướng mắc trong triển khai các chính sách này. 

Lắng nghe những vướng mắc của hai Bộ trong quá trình thực hiện vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL (Bộ Tư pháp) Đặng Thanh Sơn và các thành viên Đoàn công tác liên ngành về kiểm tra tình hình thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp đã đặt ra nhiều vấn đề cần được hai Bộ tiếp tục quan tâm theo dõi. 

Với Bộ Công Thương, Cục trưởng Đặng Thanh Sơn nhấn mạnh đến sự kịp thời phản ứng chính sách của Bộ Công Thương với việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp như đối thoại với doanh nghiệp kinh doanh khí, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (Thông tư số 08/2017/TT-BCT đến nay chưa có doanh nghiệp nào phản ánh về khó khăn trong thực hiện)…

Bộ NN&PTNT thì cần đánh giá cả về vấn đề nâng cao nhận thức cho các cơ quan từ Trung ương đến địa phương trong hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; làm nổi bật hơn nữa các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, không dàn trải những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nói chung; lưu tâm đến công tác tổ chức tập huấn, tư vấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ông Sơn cũng đề nghị làm sâu sắc hơn việc đánh giá về tình hình tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân mà việc thi hành Nghị định 67/2014 có liên quan đến đóng tàu vỏ thép là một ví dụ…

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.