Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

6 vấn đề đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

Báo cáo tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức cho biết: Bố cục của dự thảo Luật gồm 8 chương, 84 điều (giảm 9 chương, 89 điều) so với Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đổi mới mạnh mẽ quy trình xây dựng pháp luật, tinh thần ý kiến kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật ở nước ta đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, dự thảo Luật cụ thể hóa 03 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức báo cáo tại cuộc họp.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức báo cáo tại cuộc họp.

6 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật tại dự thảo Luật bao gồm: Đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội; phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy, hoàn thiện quy định về ủy quyền lập pháp; đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL; cơ chế thu hút rộng rãi sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình xây dựng pháp luật; giải thích áp dụng VBQPPL.

Cho ý kiến tại cuộc họp, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 58 dự thảo Luật thành “Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Thông tư để quy định chuẩn mực, quy trình, hồ sơ kiểm toán và những vấn đề được Luật Kiểm toán và luật khác có liên quan giao”. Đồng thời không luật hóa những nội dung thuộc thẩm quyền Chính phủ và của Bộ, ngành mà chỉ quy định chi tiết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Về vấn đề xin ý kiến cấp ủy, cần nghiên cứu làm rõ cơ quan chủ trì soạn thảo, ban hành VBQPPL xin ý kiến hay cơ quan trình phải xin ý kiến.

TS. Dương Thị Thanh Mai góp ý.

TS. Dương Thị Thanh Mai góp ý.

Phát biểu tại cuộc họp, TS. Dương Thị Thanh Mai cho rằng dự thảo Luật hiện chưa rõ vấn đề ủy quyền lập pháp. TS.Thanh Mai đề xuất đối với vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện ban hành văn bản của Quốc hội thì có thể ủy quyền cho Chính phủ hoặc cơ quan khác ban hành. Theo đó, phải có Quyết định ủy quyền nêu rõ phạm vi, mục đích, thời gian ủy quyền. Trong quá trình thực hiện, cơ quan ủy quyền phải thực hiện đúng các nội dung, có báo cáo cho cơ quan ủy quyền.

Đổi mới theo hướng ngắn gọn, linh hoạt, rõ trách nhiệm

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định nguồn sáng kiến chính sách ở nước ta hiện nay còn hạn chế, chủ yếu từ cơ quan hành chính nhà nước, thiếu sáng kiến từ phía người dân, doanh nghiệp. Do vậy nên có quy định để khuyến khích vấn đề này. Cũng theo ông Tuấn, hiện nay một số ngành bắt đầu có nhu cầu cơ chế thí điểm chính sách nên dự thảo Luật nghiên cứu cơ chế giao quyền cho bộ, ngành, địa phương về nội dung này.

Nhận định Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 là điểm sáng về tính công khai, minh bạch trong đánh giá tác động chính sách, soạn thảo, xây dựng VBQPPL, đây chính là giải pháp quan trọng để chống cài cắm lợi ích trong xây dựng pháp luật. Dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) hiện nay cũng đi theo hướng này nhưng ông Tuấn cho rằng còn thiếu các giải pháp kỹ thuật để tăng cường tính công khai, minh bạch.

Về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nêu rõ: Xây dựng chính sách là công đoạn tiền đề để quy phạm hóa chính sách và xây dựng luật, do vậy sáng kiến chính sách phải gắn với chủ thể trình luật. Thí điểm chính sách về lĩnh vực nào vẫn phải gắn với nội dung lĩnh vực đó, như vậy lại liên quan hình thức và thẩm quyền ban hành văn bản của chủ thể đó.

Bộ trưởng cũng khẳng định về sự tăng cường tính công khai, minh bạch tại dự thảo Luật thông qua việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo, ví dụ như Vụ trưởng. Luật sửa đổi lần này cũng quy định rõ việc phải đánh giá tác động chính sách thực chất, không thể bỏ qua ý kiến các đối tượng như Mặt trận Tổ quốc, cơ quan nhà nước liên quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, người dân là đối tượng chịu tác động. Đối với từng nhóm thì hình thức lấy ý kiến khác nhau và phải có giải trình rõ ràng.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh kết luận cuộc họp.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh kết luận cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự đã góp ý cụ thể về nội dung của dự thảo Luật. Sau khi nghe các ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đề nghị Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật tiếp thu tối đa các ý kiến, nghiên cứu chỉnh sửa dự thảo Luật đảm bảo kịp tiến độ.

Đối với dự thảo Tờ trình, Bộ trưởng đề nghị rà soát, bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý, lưu ý các Nghị quyết của Chính phủ về chuyên đề xây dựng pháp luật. Cơ sở thực tiễn cần ngắn gọn hơn, bám sát Kết luận 108 của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp; phần tồn tại, hạn chế cần logic với những giải pháp đề ra.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý về một số nội dung: việc xây dựng Chương trình pháp luật cần đảm bảo tính đơn giản, linh hoạt, ngắn gọn; tăng cường tính công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, không để lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật; làm rõ việc đổi mới quy trình xây dựng pháp luật giảm thiểu được thời gian ra sao; vấn đề ủy quyền lập pháp; quy trình, thủ tục soạn thảo rút gọn; ban hành VBQPPL quy định chi tiết; vấn đề phân cấp; thẩm quyền giải thích áp dụng pháp luật…

Một số hình ảnh các đại biểu góp ý tại cuộc họp:

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.

Chánh án Lê Chí Công tận tâm vì người yếu thế

Ông Lê Chí Công, Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
(PLVN) -Với phương châm “làm hết việc, không hết giờ,” Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Chí Công đã có nhiều năm cống hiến cho ngành tư pháp, đi đầu trong công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý, đóng góp lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.