Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chưa có mô hình thống nhất về tư vấn pháp lý cho cơ quan nhà nước

Luật sư công (LSC) là khái niệm đã xuất hiện trong đời sống pháp lý ở Việt Nam trong thời gian gần đây với nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội hàm, ý nghĩa của khái niệm này. Trong đó, có hai cách tiếp cận chính sau: Quan điểm thứ nhất, LSC là công chức, viên chức nhà nước đảm nhận nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước; được cử làm đại diện giải quyết tranh chấp hoặc tham gia tố tụng tòa án, trọng tài mà một bên là Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước trong nước hoặc quốc tế; tham gia tư vấn, hỗ trợ bảo vệ người yếu thế (trợ giúp pháp lý - TGPL) trong các vụ việc về dân sự, hình sự.

Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Quan điểm thứ hai, LSC là những LS thuộc khu vực tư nhân, cung cấp dịch vụ pháp lý cho các nhóm “yếu thế” trong xã hội trong các quan hệ tranh chấp. Thực tiễn ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, trong xã hội còn có nhiều đối tượng không đủ điều kiện tiếp cận các dịch vụ LS trong quá trình giải quyết tranh chấp nên chính sách TGPL sẽ tạo thuận lợi hơn cho các đối tượng này được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “LS Nhà nước”. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ thuộc ngành Tư pháp nói riêng và công tác tư pháp nói chung vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định, chưa thực sự thể hiện đầy đủ vai trò là cơ quan tham mưu, “gác cổng” về mặt pháp lý cho các Bộ, ngành và chính quyền các cấp và phòng ngừa, giải quyết khiếu kiện về hành chính, bồi thường nhà nước và tranh chấp đầu tư quốc tế, xử lý hiệu quả các vấn đề pháp lý áp dụng pháp luật phát sinh trong thực tiễn, kịp thời bảo vệ lợi ích nhà nước, quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Các tồn tại, hạn chế nêu trên là do chưa có mô hình thống nhất về tư vấn pháp lý cho lãnh đạo cơ quan nhà nước trong tổ chức thi hành pháp luật. Thực tế cho thấy hoạt động tổ chức thi hành pháp luật chính là sự vận hành chức trách của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước nhằm thực hiện quy định pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Đây là công việc đòi hỏi có kiến thức chuyên môn pháp lý cũng như nhuần nhuyễn kỹ năng, nguyên tắc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ, đầy đủ điều kiện cần thiết để thực hiện mà tùy thuộc vào cách thức sử dụng đến đội ngũ cán bộ tư pháp, pháp chế trong từng cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, mô hình tổ chức ở một số cơ quan chưa thống nhất; trình độ, năng lực của đội ngũ những người làm công tác pháp chế chưa đồng đều, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ tư pháp khác, nên chất lượng tư vấn về pháp lý còn chưa cao. Một số cán bộ có năng lực thường xuyên bị luân chuyển, điều động sang các công tác khác (đặc biệt ở địa phương) dẫn đến rất khó có thể hình thành đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên sâu. Trong khi đó, công tác pháp chế liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, ở một số lĩnh vực chuyên sâu như tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ... mặc dù có đội ngũ cán bộ chuyên gia nhưng lại không được đào tạo về mặt pháp lý nên không phát huy được khả năng của họ trong việc tư vấn pháp lý chuyên ngành.

Đặc biệt, đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp tại các cơ quan của Việt Nam thường làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, số lượng tương đối ít và thường xuyên biến động, dẫn tới tình trạng quá tải trong một số thời điểm; đồng thời gây ảnh hưởng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ này ít được tham gia tranh tụng trong các cơ chế giải quyết tranh chấp trong nước cũng như quốc tế, chuyên viên tư vấn pháp lý thiếu kỹ năng tranh tụng. Trong khi đó, cơ chế thuê đội ngũ LS ở bên ngoài tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam tuy đã được thực hiện nhưng còn nhiều bất cập trong điều kiện hiện nay.

Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) ở các địa phương là những người có kiến thức pháp luật, được đào tạo bài bản. Song, phạm vi chức năng, nhiệm vụ còn hẹp, chưa phát huy được khả năng chuyên môn trong việc tham gia các tư vấn pháp lý theo yêu cầu của chính quyền các cấp, làm đại diện cho cơ quan nhà nước trước Tòa án hành chính và yêu cầu bồi thường nhà nước; hay bảo vệ quyền và lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước tại các địa phương.

Đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thi hành pháp luật

Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra trong quá trình tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, các yêu cầu về tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết số 18 NQ/TW, thực tiễn hoạt động tư pháp của Việt Nam và kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý đề xuất hình thành đội ngũ LSC ở các Bộ, ngành và địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) từ nguồn công chức, viên chức đang làm việc trong ngành Tư pháp, trong đó bao gồm TGVPL hiện nay.

Cụ thể, tại Trung ương, hình thành đội ngũ LSC của các Bộ, ngành từ các công chức tư pháp, pháp chế đang công tác pháp chế tại các Bộ, ngành; là viên chức, làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập (nghiên cứu viên, giảng viên, giáo sư chuyên ngành luật và trong chuyên ngành khác). Khi có vụ việc, Nhà nước trưng dụng, điều động họ tham gia với trách nhiệm, nghĩa vụ riêng, có chế độ thù lao thỏa đáng, kết thúc vụ việc họ lại trở lại nhiệm vụ của một công chức, viên chức bình thường. Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức tuyển chọn để Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ LSC.

Luật sư tích cực tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân. (Ảnh: TH)

Luật sư tích cực tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân. (Ảnh: TH)

Tại địa phương, hình thành đội ngũ LSC tại địa phương (LSC trung cấp ở cấp tỉnh và LSC sơ cấp ở cấp huyện) từ nguồn là các cán bộ, công chức tư pháp hoặc cán bộ chuyên ngành khác (đã qua đào tạo pháp lý và nghiệp vụ LS) đang công tác pháp chế tại các sở, ngành và đội ngũ TGVPL hiện nay. Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức tuyển chọn để UBND cấp tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ LSC hoạt động tại địa phương.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của LSC, tùy từng vị trí của LSC trong hệ thống cơ quan nhà nước, LSC có thể thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như: Tư vấn pháp lý cho Chính phủ và chính quyền địa phương; TGPL cho người dân theo quy định của pháp luật; Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; Đại diện cho Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế và trong nước; Khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ các đối tượng yếu thế, lợi ích công.

Về quyền, LSC có quyền như công chức, viên chức nhà nước, được hưởng các chính sách, đãi ngộ đặc thù để bảo đảm thu hút và yên tâm cống hiến trong bộ máy nhà nước, được luân chuyển để có kinh nghiệm thực tiễn từ Trung ương về địa phương và ngược lại. Đồng thời, LSC có các quyền trong hoạt động nghề nghiệp như LS tư và các quyền đặc thù khác (do Chính phủ ban hành); được hưởng chế độ thù lao trong thời gian thực hiện nhiệm vụ LSC; được thực hiện chức năng LSC không chỉ trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị đang công tác mà có thể được thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Cùng với đó, LSC có các nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp như LS tư và có các nghĩa vụ đặc thù khác như chấp hành sự quản lý, giám sát của đơn vị mình theo quy chế công chức, công vụ và giải quyết công việc pháp lý theo ủy thác, phân công; không được tham gia các dịch vụ pháp lý được trả lương, làm việc bán thời gian; không tham gia công ty luật và các tổ chức dịch vụ pháp lý khác, không được làm LS giải quyết các công việc pháp lý ngoài đơn vị.

Với mô hình trên, chúng ta sẽ hình thành đội ngũ LSC chuyên nghiệp là giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập trong công tác thi hành pháp luật theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; không làm phát sinh tổ chức bộ máy và tác động đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước khác. Đồng thời, tận dụng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm công tác tư pháp, pháp chế và TGVPL có trình độ chuyên môn cao hiện có; phù hợp với chủ trương của Đảng trong việc một cơ quan, cán bộ thực hiện nhiều nhiệm vụ, công tác có tính liên thông. Không những thế, hình thành chế định LSC sẽ tạo thuận lợi trong thiết kế chính sách đãi ngộ phù hợp, đặc thù, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thi hành pháp luật hiện nay.

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.

Chánh án Lê Chí Công tận tâm vì người yếu thế

Ông Lê Chí Công, Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
(PLVN) -Với phương châm “làm hết việc, không hết giờ,” Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Chí Công đã có nhiều năm cống hiến cho ngành tư pháp, đi đầu trong công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý, đóng góp lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.