Lăn tăn phía sau 'cuộc khảo sát' về tăng học phí ở Hà Nội

Ảnh minh họa. (lấy từ trang fb của thầy Nguyễn Quyết)
Ảnh minh họa. (lấy từ trang fb của thầy Nguyễn Quyết)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày vừa qua, hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức phản biện xã hội với dự thảo nghị quyết của HĐND TP về mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023; là một trong những sự kiện được dư luận cảm thấy thú vị.

Theo dự thảo, với các trường chưa đảm bảo chi thường xuyên, học phí THCS dự kiến 50.000-300.000 đồng/tháng, gấp đôi mức 19.000-155.000 đang áp dụng. Hầu hết các bậc còn lại có mức tăng tương tự.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, có trên 74.000 ý kiến của cha mẹ có con học tại cơ sở giáo dục công lập và cán bộ giáo viên ở những trường này tham gia góp ý bằng phiếu, do các Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục công lập thực hiện. Kết quả hơn 53.700 người đồng ý với dự kiến mức thu học phí, chiếm hơn 72%. Hơn 20.000 ý kiến không đồng tình, chiếm 27%.

Với 37 cơ quan, đơn vị góp ý bằng văn bản gồm 3 Sở (Tài chính, Tư pháp, LĐ-TB&XH), 24 quận, huyện, thị xã, 5 Phòng GD&ĐT, 5 trường THPT công lập, có 22 ý kiến thống nhất dự thảo nghị quyết, chiếm gần 60%. Dự thảo nghị quyết cũng được đăng tải lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử TP, tuy nhiên theo Sở GD&ĐT, “hết thời gian lấy ý kiến không ai tham gia góp ý”.

Có một số vấn đề cần đáng suy nghĩ trong những kết quả trên.

Thứ nhất, chưa rõ cuộc khảo sát do chính Sở GD&ĐT thực hiện, hay do một đơn vị khảo sát độc lập nào thực hiện. Điều này rất quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến sự chính xác, trung thực, khách quan trong các kết quả.

Thứ hai, con số 74 ngàn phụ huynh và giáo viên tham gia khảo sát có đại diện hết các tầng lớp xã hội hay không, ở vùng thành thị hay nông thôn? Với số tiền tăng thêm 145 ngàn đồng/tháng/học sinh; với nhiều gia đình thì có thể không đáng quan tâm. Nhưng với những gia đình có thu nhập không cao, phải chắt chiu từng đồng thì lại khác.

Thứ ba, dự thảo nghị quyết được đăng tải lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử TP, nhưng “hết thời gian lấy ý kiến không ai tham gia góp ý”. Đây quả là một điều đáng buồn. Dù thời đại smartphone, nhiều người lăm lăm điện thoại trên tay từng giờ, nhưng chỉ quan tâm đến những vấn đề giải trí hay những câu chuyện “giật gân”; chứ không quan tâm đến những chính sách có thể ảnh hưởng đến từng gia đình, từng người, đến bản thân mình.

Những “lăn tăn” trên cũng đã được hội nghị góp ý của MTTQ đặt ra. Một ý kiến đặt vấn đề tỷ lệ hơn 70% phụ huynh và giáo viên đồng ý tăng học phí rất đáng “nghi ngờ”, nhất là trong bối cảnh "bão giá" hiện nay. Việc điều tra xã hội học phải được thực hiện bài bản, khoa học và có số liệu phân tích cụ thể, không thể chung chung bao nhiêu % đồng ý. Với gần 30% số người tham gia ý kiến không đồng tình, đại biểu cho rằng cần rất chú ý tới nhóm này vì nó cho thấy sự đồng thuận của nhân dân với việc tăng học phí có thể không cao.

Cùng quan điểm, một đại biểu khác nói đối tượng lấy ý kiến là giáo viên và phụ huynh thì không chỉ 70% mà muốn 80% đồng tình cũng được vì giáo viên là người trong ngành, còn phụ huynh thường rất ngại có ý kiến khác. “Nếu mở rộng đối tượng góp ý thì kết quả sẽ khác”, ông nói.

Một đại biểu khác cho rằng việc điều tra xã hội học phải rõ ràng, tách bạch. Khi làm đại biểu HĐND TP, ông đã nhiều lần phát biểu các phụ huynh không thiếu tiền mà cần sự minh bạch và chất lượng giáo dục. “Tiền thu học phí được chi thế nào, đóng góp ra sao cho xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay”, ông nêu và đề nghị chuyển tất cả các khoản thu vào học phí và không thu thêm bất cứ khoản nào khác.

Các đại biểu cũng góp ý không nên để mức thu học phí chênh lệch quá lớn giữa các vùng; tăng học phí trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch và nhiều mặt hàng đã tăng giá gây khó khăn thêm cho người dân; hỗ trợ các trường dân lập; xem xét về lâu dài miễn hoàn toàn học phí...

Một hội nghị tưởng chừng “không quá quan trọng” vì chỉ bàn về các khoản tiền trăm ngàn đồng; nhưng hóa ra lại vô cùng quan trọng. Xã hội rất cần những hội nghị phản biện chất lượng như vậy, những ý kiến đóng góp thẳng thắn như vậy.

Đọc thêm

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Không gây quá tải, áp lực cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT chuẩn bị trong một thời gian dài, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, ứng dụng những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT…

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.