Hơn 2 triệu ca nhiễm mới
Theo đó, trong năm 2015, tại khu vực này đã có hơn 2 triệu ca nhiễm mới và ⅔ trong số đó xảy ra ở vùng cận sa mạc Shahara, Châu Phi. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, năm 2015, tại Nam Phi đã diễn ra một thử nghiệm nhỏ có tên – HVTN100, để kiểm tra sự an toàn và khả năng miễn dịch của loại vắc-xin mới có thể mang lại trước khi có bất kỳ cuộc thử nghiệm trên quy mô lớn hơn được tiến hành.
252.000 tình nguyện viên khỏe mạnh đã được ghi danh để nhận vắc-xin ALVAC HIV/ gp120 hoặc một loại thuốc an thần để so sánh mức độ đáp ứng miễn dịch tạo ra. Kết quả thử nghiệm đã được công bố hôm 2/8 vừa qua trong Hội nghị AIDS quốc tế thứ 21 tại Durban, Nam Phi.
“Đây là phương pháp phòng ngừa để xem liệu vắc-xin mới có hứa hẹn không”, Linda Gail Bekker, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV Desmond Tutu tại Cape Town, Nam Phi, và Chủ tịch mới của Hiệp hội AIDS Quốc tế, người đang dẫn đầu các thử nghiệm vắc-xin cho biết.
Theo tìm hiểu, loại vắc-xin mới này bắt nguồn từ một thử nghiệm mang tính bước ngoặt ở Thái Lan cuối năm 2009. Nói cách khác, nó là loại vắc-xin đầu tiên cho thấy có dấu hiệu chống lại HIV. Minh chứng là, các nhà khoa học xác định khả năng chống virus HIV của nó có thể lên tới 31%. Đây chính là thành công đầu tiên cho các nhà nghiên cứu sau nhiều năm thất bại.
"Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta có thể tái tạo tại những kết quả và nâng cao hiệu quả chữa trị của nó không?" - Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci chia sẻ.
Nghiên cứu về HIV cho cái nhìn sâu rộng đối với 2008 trường hợp |
Có thể chữa trị tận gốc
Theo kế hoạch, vắc-xin này đã được nâng cấp để thử nghiệm trong các nhóm có nguy cơ cao hơn tại vùng Shahara, Châu Phi – nơi tồn tại một phân nhóm khác của virus HIV. 4 tiêu chuẩn được thiết lập như biện pháp để đo mức độ hiệu quả của loại vắc-xin, bao gồm: mức độ phản ứng của tế bào T (Lympho) và khả năng kháng thể để chống lại lây nhiễm.
“Được đánh dấu trên cả 4 tiêu chuẩn, nó trông đầy hứa hẹn và cần được nhân rộng. Chúng tôi muốn thấy một mẫu miễn dịch cụ thể để khi tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn sẽ mang lại kết quả cao”, Gail Bekker cho biết.
Thông qua những kết quả ban đầu, nhiều chuyên gia nhận định HIV có thể sẽ được chữa trị tận gốc trong tương lai. Thử nghiệm trên quy mô lớn hơn sẽ được tiến hành với 5.400 người tại 4 địa điểm ở Nam Phi vào tháng 11.2016, kéo dài trong vòng 3 năm.
Khách quan nhìn nhận, từ lâu giới chuyên gia đã chờ đợi một loại vắc-xin đủ hiệu quả để giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới khoảng 0.7 %/năm trong giai đoạn 2005 - 2015. Và được hy vọng sẽ có thể được cấp phép về điều trị đầu tiên trên toàn cầu.
“Có thể không hoàn toàn xảy ra như kết quả mong đợi ở lần thử nghiệm tới, nhưng hy vọng những kết quả sẽ cung cấp bằng chứng cần thiết để tiếp tục nghiên cứu. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ trốn tránh đại dịch này, sẽ phải có một loại vắc-xin để dập tắt nó”, Gail Bekker thừa nhận.
Các loại vắc-xin đầu tiên dường như không đủ khả năng bảo vệ để sử dụng. Thay vào đó, sẽ là loại thuốc phù hợp để kếp hợp với các loại thuốc phòng, điều trị và can thiệp ngăn chặn virus phát triển.
Colombia đẩy mạnh truy quét các cơ sở sản xuất cocaine
Giới chức chính phủ Colombia đã triển khai chiến dịch truy quét các cơ sở sản xuất Cocaine. 104 cơ sở có khả năng sản xuất khoảng 100 tấn cocaine mỗi năm đã bị triệt phá. Người đứng đầu lực lượng cảnh sát phòng chống ma túy phát ngôn ngày 2/8 vừa qua.
các hoạt động được tiến hành trong 5 ngày tại tỉnh Guaviare, khu vực phía Đông Nam của đất nước là một phần chiến lược mới của chính phủ nhằm vào việc đấu tranh chống sản xuất thuốc phiện cũng như trồng Coca – thành phần cơ bản của Cocaine.
Theo số liệu công bố từ Liên Hợp Quốc, tổng thị sản lượng Coca ở Colombia chiếm khoảng 35% trong 2015, đây là con số không hề nhỏ, nó có thể mang lại nguồn tài chính lớn cho các băng đảng buôn bán ma túy. Các cơ sở sản xuất Cocaine bị đốt cháy bởi kích của cảnh sát, tại hiện trường, hơn 8 tấn Cocaine bị thu giữ. Tổng lượng Cocaine bị cảnh sát nước này thu giữ trong năm 2015 lên tới 253 tấn, tăng 71% so với năm 2014.
Phiến quân cảnh tả và các băng nhóm tội phạm đều có dính líu vào việc buôn bán ma túy –đánh thuế người nông dân nghèo trồng Coca, điều hành các cơ sở sản xuất và buôn lậu ma túy cho các tập đoàn ở Mexico.
Tuy nhiên, thủ lĩnh nhóm phiến quân FARC – người sẽ đứng ra ký kết Hiệp ước hòa bình với chính phủ Colombia đã phủ nhận có liên quan tới mua bán ma túy. Cuộc thương thuyết giữa phiến quân và chính phủ đã kéo dài từ 2012 tới nay, hiện khoảng 7.000 du kích đã được chấp nhận gia nhập vào xã hội Colombia.
Trong tháng 5, cảnh sát Colombia cho biết họ đã bắt được đường dây buôn bán ma túy lớn nhất đất nước – 8 tấn Cocaine được thu giữ từ nhóm Usuga Clan, nhóm tội phạm có tổ chức hàng đầu Colombia. Bộ trưởng bộ Quốc phòng colombia – Luis Carlos Villegas cho biết: “Tại thời điểm đó, gần 1.5 tấn cocaine được bao bọc và chuẩn bị đưa đi tiêu thụ”.
PV