Viettel “cứu” công ty con tai tiếng của Vinaconex

(PLO) - Sau “đứa con chung” đầu tiên là Công ty Tài chính Viettel – Vinaconex, hai doanh nghiệp này lại vừa công bố cùng sở hữu “đứa con” thứ hai – Cty CP Xi măng Cẩm Phả.
TCty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) hôm qua đã chính thức thông báo việc ký hợp đồng với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về việc tái cấu trúc Cty CP Xi măng Cẩm Phả. 
Xi măng Cẩm Phả là “đứa con chung” thứ 2 của Vinaconex và Viettel
Xi măng Cẩm Phả là “đứa con chung” thứ 2 của Vinaconex 
và Viettel 
Mặc dù không có thông tin gì thêm trong lời thông báo chính thức nhưng từ trước đó, thông tin Vinaconex chuyển nhượng 70% cổ phần Xi măng Cẩm Phả cho Viettel đã lan truyền trên thị trường chứng khoán. Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo của Vinaconex cũng cho biết, việc bán cổ phần nói trên sẽ kèm theo bán nợ tại Xi măng Cẩm Phả.
Đây là thông tin được coi là “dễ hiểu”, bởi kể từ khi đi vào hoạt động năm 2008, Vinaconex đã phải trả nợ thay cho Xi măng Cẩm Phả khoảng gần 2.400 tỷ đồng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Vinaconex lâm vào khó khăn tài chính. Trong báo cáo tài chính năm 2012, Vinaconex đã phải ghi nhận một khoản chi phí hơn 1.100 tỷ đồng từ việc thua lỗ của Xi măng Cẩm Phả. Vì thế, kế hoạch bán một phần Xi măng Cẩm Phả đã được Đại hội cổ đông thường niên 2013 của Vinaconex thông qua.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thương vụ này tốt cho cả hai phía dù cho Viettel phải mua về một công ty đang đánh vật với nợ nần và thua lỗ. Bởi, Bộ Quốc phòng đang có hàng chục tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn, và coi như Viettel đã có nguồn cầu rất phong phú có thể “cứu” được nguồn cung từ Xi măng Cẩm Phả - vốn được coi là một thương hiệu xi măng tốt trên thị trường. Còn Vinaconex cũng “nhẹ gánh” hơn trong việc xoay xở lỗ lãi đầu tư vào Xi măng Cẩm Phả. 
Năm ngoái, Vinaconex đã phải ghi nhận khoản chi phí hơn 1.100 tỷ đồng từ việc thua lỗ của Xi măng Cẩm Phả, tương đương với hơn một nửa khoản đầu tư vào công ty này (1.990 tỷ đồng). Ngoài ra, tính đến cuối tháng 6/2013, Xi măng Cẩm Phả cũng đang nợ Vinaconex hơn 2.600 tỷ đồng.
Với thương vụ này, quan hệ giữa Vinaconex và Viettel càng có nhiều ràng buộc hơn. Từ năm 2009, Viettel là một trong hai cổ đông chính của Vinaconex, và hiện đang sở hữu 21,3% cổ phần ở đây. Hai doanh nghiệp trên còn có một “đứa con chung” là Công ty Tài chính Vinaconex-Viettel (VVF), trong đó Vinaconex nắm 33%, còn Viettel nắm 32% cổ phần.

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.