Không hy sinh các giá trị để chạy theo tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt - Ảnh VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt - Ảnh VGP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (4/10), trong cuộc gặp đại diện doanh nghiệp (DN) nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu một quan điểm được đánh giá vô cùng đúng đắn và có tính gợi mở rất cao: “Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

79 năm trước, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi giới Công Thương Việt Nam khuyến khích sự phát triển và nhấn mạnh vai trò giới Công Thương. Kế thừa, phát huy tư tưởng của Người, cách đây 20 năm, ngày 13/10 hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ chọn là Ngày Doanh nhân Việt Nam, với ý nghĩa khuyến khích, tôn vinh vai trò những doanh nhân.

Số liệu chính thức từ Bộ KH&ĐT cho thấy hiện nay, chúng ta có hơn 930.000 DN đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã, hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải vật chất; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Lực lượng DN, doanh nhân hiện đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động, 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng đánh giá đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc; ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng với nền kinh tế. Đội ngũ DN, doanh nhân cũng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển; có ý thức trách nhiệm với xã hội, tham gia các chương trình xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, vì cộng đồng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cũng tại cuộc gặp, kêu gọi đội ngũ DN, doanh nhân thực hiện một số vấn đề tiên phong, Thủ tướng nhấn mạnh tiên phong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn nền kinh tế. Và tiên phong củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội, “không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”, không để ai bị bỏ lại phía sau. Nói cách khác, là vừa phát triển kinh tế, làm ra của cải vật chất; vừa làm tốt công tác xã hội, thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Đó là những tư tưởng rất chính xác, thực tế, phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Đất nước ngày càng phát triển, mặt bằng đời sống người dân ngày càng được nâng cao; đã không còn những nỗi lo thiếu miếng cơm ăn từng bữa, thiếu manh áo mặc hàng ngày. Khi mặt bằng chung cơm đã đủ ăn, áo đã đủ mặc, thì quan niệm “làm vì tiền”, “kinh doanh vì lợi nhuận” đã không còn hoàn toàn đúng.

Rất nhiều DN, doanh nhân từ lâu nay đã ý thức “tiền không phải là tất cả”, mà luôn hài hòa việc kinh doanh - trách nhiệm xã hội - phục vụ xã hội. Rất nhiều DN, doanh nhân luôn ý thức được việc làm ăn thuận lợi của mình một phần nhờ các chính sách đúng đắn, thông thoáng của Nhà nước, một phần nhờ sự đóng góp của người lao động cùng sự tin tưởng của người tiêu dùng, một phần nhờ sự may mắn… nên ở góc nhìn nào đó, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng là bổn phận của DN, doanh nhân.

Nếu có tiền hoặc nhiều tiền, có thể làm được nhiều việc; nhưng tiền không phải là tất cả, không mua được thời gian, sức khỏe, sự an yên trong tâm hồn; nên đừng sai lầm bất chấp tất cả vì lợi nhuận, đừng chạy theo đồng tiền bằng mọi giá. Nói như vậy, để thấy Thủ tướng nêu rõ quan điểm “không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần” là vô cùng thuyết phục, phù hợp, đặc biệt mang tính gợi mở với giới DN, doanh nhân.

Đọc thêm

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.

9 tháng năm 2024, cả nước xuất siêu 20,79 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị để được cạnh tranh bình đẳng

Doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu tiếp tục kiến nghị về nội dung của dự thảo. (Ảnh: nld.com.vn)
(PLVN) - Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hữu) đang tiếp tục được lấy ý kiến góp ý. Kiên trì đấu tranh để có được quyền cạnh tranh bình đẳng, đội ngũ thương nhân phân phối (TNPP) và doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hòa ứng dụng công nghệ trong chống khai thác IUU

Kỹ thuật viên Đài Thông tin duyên hải Nha Trang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
(PLVN) - Để phục vụ công tác chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.

'Lối thoát' cho doanh nghiệp trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đối mặt với 207 vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trước sự gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ những thị trường lớn như Mỹ và Canada, các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động theo dõi thông tin cảnh báo, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin... để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích của mình trong các cuộc điều tra.