Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Đây là một trong những nội dung chỉ đạo mới nhất của Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn tại Chỉ thị số 1671/CT-KTNN về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa được ông Ngô Văn Tuấn ký ban hành.

Kịp thời khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng kiểm toán

Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn, thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên, nhất là quán triệt và tổ chức thực hiện nhất quán phương châm “Chất lượng và đạo đức công vụ” trong toàn Ngành.

Kết quả hoạt động kiểm toán ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu về hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và kịp thời phục vụ cho việc quyết định những vấn đề quan trọng quốc gia, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; qua đó, khẳng định rõ hơn uy tín, vị thế của KTNN trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, chất lượng của hoạt động kiểm toán nói chung và của một số báo cáo kiểm toán nói riêng còn có hạn chế nhất định.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nêu rõ, nguyên nhân của những hạn chế này do cả khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của một số đơn vị chưa thật sâu sát, chưa chủ động, sáng tạo và linh hoạt; chưa quan tâm và làm tốt các quy định của KTNN trong tổ chức thực hiện kiểm toán; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số kiểm toán viên còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh, xu thế phát triển hiện nay.

Để kịp thời khắc phục các hạn chế và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước vừa ký ban hành Chỉ thị số 1671/CT-KTNN ngày 1/10/2024 về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN.

Nội dung Chỉ thị yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành phải thường xuyên quán triệt, học tập và triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định của KTNN như Chỉ thị số 1346/CT-KTNN ngày 28/10/2022 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ; Chỉ thị số 406/CT-KTNN ngày 31/01/2024 về việc tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2024; Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước; Quy trình kiểm toán và các quy định, hướng dẫn có liên quan trong hoạt động kiểm toán.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu

Cùng với việc yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đưa ra những yêu cầu quan trọng đối với thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán.

Theo đó, thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải bám sát chỉ đạo của Ban cán sự đảng KTNN, Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc tổ chức thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để lựa chọn đúng, trúng các chủ đề kiểm toán; trong đó, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề nóng, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và lãng phí, các vấn đề được Quốc hội và dư luận xã hội quan tâm để xây dựng Kế hoạch kiểm toán (KHKT) khoa học, có trọng tâm, trọng điểm gắn với mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán.

Thủ trưởng các đơn vị cũng cần bố trí nhân sự, thời gian thích hợp cho công tác thẩm định dự thảo KHKT; chỉ đạo tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện nghiêm và đầy đủ các quy định; chỉ đạo trưởng đoàn kiểm toán thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm toán, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán…

Với các trưởng đoàn kiểm toán, một mặt được yêu cầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong công tác khảo sát thu thập thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán để phân tích, đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán phù hợp.

Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu, nội dung kiểm toán gắn với bối cảnh cụ thể của từng cuộc kiểm toán để dự kiến bố trí nhân sự, thời gian, phạm vi và phương pháp, thủ tục kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, nhất là phải coi trọng chất lượng kiểm toán, tránh tình trạng dàn trải chạy theo số lượng đầu mối kiểm toán.

Mặt khác, trưởng đoàn kiểm toán phải thường xuyên chỉ đạo sâu sát, bao quát, kịp thời các tổ kiểm toán; thực hiện nghiêm Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và các hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình kiểm toán; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung kiểm toán tại các cơ quan, bộ phận đầu mối tổng hợp của đơn vị được kiểm toán; chỉ đạo thực hiện kiểm toán nhân rộng các phát hiện, kết quả kiểm toán (nếu tương đồng) để tăng quy mô mẫu chọn, bảo đảm tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán và kiến nghị thống nhất trong toàn đoàn kiểm toán.

Tổ trưởng tổ kiểm toán phải coi trọng việc lập KHKT chi tiết, trong đó, lưu ý đến việc xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán và phân công công việc cho kiểm toán viên phải gắn với đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán và năng lực của kiểm toán viên; quan tâm, chú trọng chỉ đạo, soát xét và hướng dẫn kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán và ghi chép trên tài liệu làm việc của kiểm toán viên kịp thời, đầy đủ, đúng quy định của Ngành, nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán.

Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Các đơn vị vào cuộc ngay sau khi nhận Chỉ thị

Ông Hoàng Văn Lương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, KTNN cho biết, ngay sau khi Chỉ thị số 1671/CT-KTNN được ban hành, lãnh đạo Vụ Tổng hợp đã họp và phân công các phòng trực thuộc tập trung nguồn lực, ưu tiên triển khai nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc KTNN xây dựng Hướng dẫn về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn đầu mối kiểm toán để sớm trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành và áp dụng ngay khi triển khai KHKT năm 2025.

Với nhiệm vụ vừa được giao chủ trì nghiên cứu sửa đổi Quy định về tiêu chí thang điểm, đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại thành viên đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và đoàn kiểm toán nhà nước cho phù hợp; xây dựng Mẫu bộ câu hỏi để đơn vị được kiểm toán đánh giá khách quan, công tâm, thẳng thắn về đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, ông Nguyễn Lương Thuyết, Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán khẳng định, Vụ coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024.

Vụ đã cơ bản hoàn thành dự thảo Quy định để gửi lấy ý kiến của các đơn vị. Trên cơ sở đó, Vụ sẽ hoàn thiện, gửi Vụ Pháp chế thẩm định, gửi xin ý kiến các lãnh đạo KTNN trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành. Sáng 2/10, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng đã họp các lãnh đạo và thành lập 1 Tổ nghiên cứu để xây dựng Mẫu bộ câu hỏi.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Đọc thêm

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.

'Lối thoát' cho doanh nghiệp trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đối mặt với 207 vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trước sự gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ những thị trường lớn như Mỹ và Canada, các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động theo dõi thông tin cảnh báo, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin... để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích của mình trong các cuộc điều tra.

Ngành ô tô Việt Nam: Cần chuyển đổi để vượt qua thách thức

Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, sản lượng các linh kiện cũng đều tăng trưởng đáng kể. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang trên đà phát triển, nhưng vẫn gặp nhiều thách thức do phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu và chi phí sản xuất cao. Để khai thác tối đa tiềm năng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào chuyển đổi số, nâng cao năng lực và mở rộng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm tạo bước đột phá cho sự phát triển bền vững.

Để triển khai xây dựng FTA Index đạt hiệu quả, toàn diện, xuyên suốt, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên phát biểu.
(PLVN) - Chiều 30/9, tại trụ sở Bộ Công Thương, Vụ Chính sách thương mại đa biên đã tổ chức họp tổ chuyên gia FTA Index về xây dựng Bảng câu hỏi điều tra cho doanh nghiệp tại các địa phương để xây dựng Bộ chỉ số FTA Index. Thời gian thu thập thông tin sẽ được tiến hành trong tháng 10 - 11/2024.

Vinachem đặt mục tiêu 3 năm để hoàn thành Dự án muối mỏ kali tại Lào

Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp (bìa trái) làm việc với đại diện Ủy ban Hợp tác Lào - Việt.
(PLVN) - “Đoàn công tác của Tập đoàn vừa có một chương trình làm việc rất hiệu quả với các Bộ, ngành, địa phương phía nước bạn Lào. Sau chuyến đi này, chúng tôi đặt mục tiêu tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án trong vòng 3 năm”, ông Phùng Quang Hiệp - Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) trao đổi với PLVN.

Sớm áp dụng giá điện 2 thành phần cho tất cả khách hàng

Áp dụng giá điện 2 thành phần sẽ phản ánh đúng chi phí đầu tư của ngành điện. (Ảnh minh họa: EVN)
(PLVN) - Theo Bộ Công Thương, giá điện 2 thành phần đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, phản ánh đầy đủ chi phí sử dụng điện của khách hàng. Áp dụng cơ chế này ở Việt Nam sẽ quyết định bước tiến trong xác lập thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Đề xuất hoàn thiện thể chế từ cơn bão số 3

Tan hoang sau bão (ảnh: Phạm Công)
(PLVN) - Theo Bộ NN&PTNT, tổng thiệt hại kinh tế do bão số 3 và hoàn lưu sau bão ước tính ban đầu là trên 81,5 nghìn tỷ đồng. Về lâu dài, Bộ đang đề xuất hoàn thiện thể chế hướng đến mục tiêu “Từ ứng phó đến hành động sớm, tăng cường khả năng chống chịu”…

Dư địa thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn rất lớn

Dư địa thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn rất lớn
(PLVN) -  Hiện trái cây Việt Nam mới chỉ cung cấp cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc và một vài địa phương sát biên giới, trong khi đó, thị trường nội địa Trung Quốc có nhu cầu rất lớn với mặt hàng này… Đây là ý kiến được đưa ra tại lễ khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vừa diễn ra sáng 29/9.

Thay đổi để mua bán qua Sở giao dịch phải có giao dịch hàng hóa thật

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương chủ trì Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (MXV) đang như một... “game”, không có hàng hóa giao dịch thật sự, trong khi đó mặt hàng cà phê đã được xuất khẩu và giao dịch thật trên sàn giao dịch hàng hóa ở nước Anh, do đó, cần phải đưa quy định hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa phải là hàng thật.

Bước chuyển vượt bậc của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. (Ảnh: TCTT).
(PLVN) - Trả tiền mua rau, tiền photocopy vài nghìn đồng, quét mã QR để thanh toán tiền gửi xe... là các hoạt động đã hiện diện ở nhiều nơi trên toàn quốc, thậm chí cả ở những bản làng xa xôi. Có thể nói, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có một bước chuyển vượt bậc khi tỷ lệ thực hiện đã vượt mục tiêu tại Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Để doanh nghiệp 'bắt kịp' chuyển đổi xanh

Cần ban hành sớm tiêu chuẩn phân loại xanh để doanh nghiệp có thể bắt kịp xu thế chuyển đổi xanh. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư).
(PLVN) -  Chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đã ít nhiều biết đến xu thế này, nhưng để tiếp cận, bắt kịp và đáp ứng được chuyển đổi xanh thì đang còn gặp rất nhiều khó khăn.