Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 5 tỷ USD?

Sự trở lại của nguồn gạo từ Ấn Độ có thể buộc các quốc gia như Việt Nam, Pakistan, Thái Lan... phải điều chỉnh giá để cạnh tranh, điều này làm “giảm nhiệt” giá gạo trên thị trường toàn cầu.

Hiện nay, Ấn Độ có nguồn cung gạo dồi dào với dự trữ lên đến 32,3 triệu tấn, tăng 39% so với năm trước. Ấn Độ đang bước vào mùa vụ thu hoạch nên dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, kèm theo điều kiện áp dụng giá sàn 490 USD/tấn. Bên cạnh việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, nước này cũng giảm thuế xuất khẩu gạo basmati từ 20% xuống còn 10%. Trong năm tài khóa 2023 - 2024, Ấn Độ xuất khẩu gạo trắng basmati với tổng trị giá 852 triệu đô la, chủ yếu sang các nước châu Phi như Kenya, Mozambique and Cameroon.

Chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của đất nước đông dân nhất thế giới được xem là thành công khi giúp kiềm chế giá cả trong nước. Tuy nhiên, chính sách này dẫn đến một vấn đề khác là lượng gạo dự trữ đang quá nhiều. Điều này giúp Chính phủ Ấn Độ yên tâm nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện còn 560 USD/tấn, giảm 20 USD so với tuần trước. Tương tự, giá gạo của Thái Lan cũng giảm về mức 550 USD/tấn, mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Tuy Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, nhưng các chuyên gia cho rằng, xu hướng thị trường từ nay đến cuối năm, giá gạo Việt Nam khó có thể xuống sâu hơn, bởi nhu cầu tại nhiều thị trường vẫn đang tăng.

Vì vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 dự báo sẽ vượt con số 5 tỷ USD. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhận định, việc Ấn Độ quay lại thị trường sẽ gây áp lực giảm giá lên các loại gạo phổ thông như gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam.

Tránh đối đầu về xuất khẩu gạo với Ấn Độ

Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT Việt Nam, năm 2024, sản xuất lúa gạo ước đạt khoảng 43,4 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có thể dành khoảng 7,6 triệu tấn gạo cho xuất khẩu. Trong đó, nhóm gạo chất lượng cao khoảng 3,2 triệu tấn, nhóm gạo thơm, đặc sản đạt 2,5 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 1,15 triệu tấn; nhóm nếp đạt 0,75 triệu tấn.

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường cho hay, đến thời điểm này, chúng ta xuất khẩu được khoảng 7 triệu tấn gạo, lượng gạo xuất khẩu còn ở vụ thu đông và một ít ở vụ đông xuân sớm, số lượng không còn nhiều. Vụ đông xuân 2024 - 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (nơi chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước) có kế hoạch xuống giống 1,49 triệu héc ta.

Để hạn chế tác động từ việc Ấn Độ cho phép xuất khẩu trở lại gạo trắng (non- basmati), chiến lược sản xuất vụ đông xuân 2024 - 2025 của Việt Nam cần tiếp tục hạn chế phát triển phân khúc sản phẩm chất lượng thấp. Cụ thể, là các dòng sản phẩm như IR 50404, OM 380, bởi đây là các giống nằm cùng phân khúc với IRA-64 hay Swarna của Ấn Độ.

Theo đó, cơ cấu giống lúa được khuyến cáo, gồm 60% diện tích gieo sạ các giống chất lượng cao như: OM 18; OM 5451; OM 4900; Jasmine 85; Đài Thơm 8, Nàng Hoa 9... Trong khi đó, 30% diện tích tập trung vào các nhóm thơm đặc sản và nếp như các giống ST, RVT, nếp An Giang, nếp IR 4625 và còn lại 10% tập trung vào nhóm giống phục vụ cho phân khúc chế biến như IR 50404, OM 380.

Việc ngành trồng trọt có định hướng và phân chia diện tích sản xuất như đã nêu là phù hợp với bối cảnh hiện nay. Thế nhưng, vấn đề cần quan tâm là đẩy mạnh phổ biến để các địa phương thực hiện nghiêm định hướng này, nhất là khi Ấn Độ “cường quốc số 1 về xuất khẩu gạo” đã trở lại “đường đua”. Dễ thấy việc phân chia như trên sẽ giúp ngành lúa gạo Việt Nam đỡ áp lực, tránh đối đầu bất lợi với Ấn Độ.

Những dòng sản phẩm như Đài Thơm 8, OM 18 hay OM 5451 là lợi thế riêng của Việt Nam, được thị trường các nước chấp nhận. Bởi lẽ, đây là phân khúc được định vị cao hơn phân khúc cấp thấp của các quốc gia xuất khẩu gạo khác (bao gồm cả Ấn Độ), nhưng lại nằm dưới phân khúc gạo thơm của Thái Lan nên có giá hợp lý, được thị trường chấp nhận tốt...

Hiện, nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore... đang ở mức cao và tăng lên. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như: Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã đề xuất thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia. Hội đồng là tổ chức phối hợp liên ngành, tham mưu giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành đối với sự phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Cả nước có 7 - 8 triệu tấn gạo để xuất khẩu

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, đến năm 2030, việc giữ diện tích gieo trồng lúa khoảng 7 triệu ha sẽ cho sản lượng khoảng 43 triệu tấn lúa/năm, tương đương 27 - 28 triệu tấn gạo. Trong đó, lượng lúa dùng cho bảo đảm an ninh lương thực của 100 triệu dân và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến thức ăn chăn nuôi, dự trữ trong dân, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 29,5 triệu tấn lúa/năm. Cả nước sẽ có khoảng 13,5 triệu tấn lúa, tương đương 7 - 8 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tầm nhìn Quy hoạch điện VIII

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?

Sầu riêng Việt Nam bị Đài Loan kéo dài thời gian kiểm tra xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam đến ngày 30/4/2025. Cũng theo Cơ quan này, năm 2024 có tổng cộng 08 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ này sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.