Bộ Công Thương sẽ tập trung tuyên truyền và giám sát thực thi các FTA

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay 30/9, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị chuyên đề về công tác điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại tự do (FTA) tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế mở với việc ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đặc biệt là thành viên của 16 hiệp định thương mại tự do (FTA).

Việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế và tham gia các FTA đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Thực hiện có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới đã tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển, giảm dần tỉ trọng gia công lắp ráp của nền kinh tế.

Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai thực hiện các cam kết quốc tế mới cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Nhiều mặt hàng lợi thế của Việt Nam có tỷ lệ sử dụng C/O đạt từ 92%-100% trong các FTA như: ngô, lúa mì, giấy các loại, phân bón, ô tô tải, một số sản phẩm sắt thép, các sản phẩm giày dép, dệt may… nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao.

Trong khi đó, hàng năm, Việt Nam phải đối mặt với khá nhiều các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Mặt khác, không loại trừ rủi ro hàng hóa, sản phẩm của nước thứ ba “đội lốt” hàng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các FTA nói chung hoặc lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của nước đối tác của Việt Nam.

Toàn cảnh Hội nghị chuyên đề về công tác điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại tự do tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Toàn cảnh Hội nghị chuyên đề về công tác điều ước quốc tế và các hiệp định thương mại tự do tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Hiện nay, bối cảnh thế giới diễn ra nhiều xung đột, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn tiếp tục diễn biến phức tạp. Để tránh những tác động đa chiều tới sự phát triển kinh tế trong nước, hợp tác thương mại quốc tế, Việt Nam cần phải sớm thích ứng với xu thế điều chỉnh và căng thẳng thương mại hiện nay, bảo vệ nền kinh tế trong nước, đồng thời triển khai các chính sách thương mại linh hoạt và hiệu quả, đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết sâu rộng trong các FTA.

Quốc hội cũng đã ban hành Luật Điều ước quốc tế năm 2016 tạo cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong thời kỳ mới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các FTA thế hệ mới. Công tác giám sát việc thực hiện các điều ước quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội quan tâm thực hiện nhằm bảo đảm các cam kết quốc tế của Việt Nam được tuân thủ và thực thi trên thực tế.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, thế giới thay đổi rất nhanh và rất nhiều, đến bây giờ thế giới đa cực đã hình thành rõ nét. Trước đây, rất nhiều hiệp định với các nước phương Tây, tiêu chuẩn, tiêu chí theo các nước phương Tây. Bây giờ đã hình thành một cực khác, có những tiêu chí, tiêu chuẩn khác. Vậy chúng ta ứng xử “ngoại giao cây tre” trong lĩnh vực kinh tế này như thế nào? Chúng ta ứng xử thế nào để đảm bảo lợi ích quốc gia là cao nhất.

Ông Nguyễn Mạnh Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại phát biểu tại Hội nghị.

Ông Nguyễn Mạnh Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị lần này nhằm đánh giá lại những kết quả thực hiện các điều ước quốc tế và các FTA tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Trong đó, khuyến khích phát huy những kết quả tích cực đã đạt được; trao đổi các giải pháp để điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, đặc biệt là trao đổi về vấn đề nội địa hóa, phổ biến thông tin đến doanh nghiệp.

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá về công tác tổ chức triển khai thực hiện các Điều ước quốc tế, các FTA; những lợi ích thực tế đem lại từ các FTA cho Việt Nam trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, lao động, hoàn thiện thể chế; công tác phối hợp trong tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc giám sát triển khai các điều ước quốc tế; đánh giá kết quả thực hiện và thông tin tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do; các vướng mắc, khó khăn, nguyên nhân, hướng khắc phục...

Theo bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương), 8 năm qua, từ khi Việt Nam tham gia và thực thi các FTA, xuất khẩu Việt Nam đã đi rất sâu vào thị trường các nước đối tác và cán cân thương mại Việt Nam duy trì đà xuất siêu.

Nổi bật là khi ký kết và thực thi 3 FTA thế hệ mới là EVFTA, CPTPP, UKVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Đặc biệt là với CPTPP đã mở cửa cho hàng hóa Việt Nam vào các thị trường mới hoàn toàn đó là Canada, Mexico, Peru. Tăng trưởng đến các thị trường FTA của Việt Nam những năm qua đều duy trì 2 con số, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường mới có FTA cũng rất ấn tượng.

Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội nghị.

Bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội nghị.

Bà Phạm Quỳnh Mai cho biết thêm, bên cạnh những kết quả ấn tượng, việc thực thi các FTA vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Điển hình, tỷ trọng các FTA thế hệ mới trong xuất khẩu chung còn khiêm tốn, các doanh nghiệp FDI còn chiếm tỷ trọng lớn, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là dạng thô, chưa xây dựng nhiều thương hiệu tại thị trường FTA.

Bên cạnh đó, việc phổ biến thông tin, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa đầy đủ, có nơi chưa tốt, nội dung phổ biến còn chung chung, chưa tập trung nội dung doanh nghiệp quan tâm; hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp còn chung chung, dàn trải, chương trình kết nối doanh nghiệp và tổ chức tín dụng chưa phát huy hiệu quả; công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, nội luật hóa cam kết còn chưa chủ động, có lúc còn chậm.

Ngoài ra, cán bộ phụ trách thực thi FTA còn thiếu về lượng và yếu về chất, nhân lực chuyên trách FTA của doanh nghiệp còn hạn chế; vấn đề phát triển bền vững chưa được quan tâm đúng mức, tận dụng các FTA tại các địa phương còn thấp.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào nhóm giải pháp tuyên truyền và giám sát thực thi các FTA. Trong nhóm giải pháp tuyên truyền, Bộ Công Thương sẽ đổi mới phương pháp phổ biến thông tin thông qua xây dựng các video tuyên truyền, hỗ trợ thực hiện các cam kết các FTA. Trong giám sát thực thi các FTA, Bộ Công Thương sẽ xây dựng bộ chỉ số giám sát thực thi các FTA (FTA Index). Ngoài ra, tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp về thể chế, hỗ trợ doanh nghiệp, nhân lực và các giải pháp khác.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

(PLVN) -  Ngày 15 và 16 tháng 11 tới đây tại TPHCM, InnoLab Asia phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024  (Vietnam Innovation Summit 2024) với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững - Chung tay kiến tạo tương lai”

Đọc thêm

Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp hoàn thành. (Ảnh: Petrovietnam)
(PLVN) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII.

Talk Show 'Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm'

Talk Show 'Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm'
(PLVN) -  Sáng nay, tại khách sạn Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake, Báo Pháp Luật Việt Nam sẽ tổ chức Talk Show với chủ đề “Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm”. Sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), và là dịp để tôn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp đối với cộng đồng.

Dự báo xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có lợi thế về cuối năm. (Ảnh minh họa: Bộ Công Thương)
(PLVN) - Năm 2024, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 377 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023. Hết 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 299,6 tỷ USD, mang lại nhiều thuận lợi cho kết quả của cả năm.

GDP quý III tăng 7,4%

GDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,82%
(PLVN) -  Mặc dù GDP quý III vẫn tăng cao nhưng đóng góp của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vào các tỉnh miền Bắc.

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
(PLVN) -  Ngày 05/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỷ đồng, với mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.

Đổi mới sáng tạo là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ghi hình tại lễ công bố GII 2024.
(PLVN) - Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Không hy sinh các giá trị để chạy theo tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt - Ảnh VGP
(PLVN) - Hôm qua (4/10), trong cuộc gặp đại diện doanh nghiệp (DN) nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu một quan điểm được đánh giá vô cùng đúng đắn và có tính gợi mở rất cao: “Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 10/2024 hoàn thành việc nghiên cứu và triển khai gói tín dụng ưu đãi trị giá khoảng 30.000 tỷ đồng. Gói này sẽ được Ngân hàng Chính sách Xã hội sử dụng để cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, và sửa chữa nhà ở.

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.