Không để lao động được đào tạo “ngồi chơi”

(PLO) - Tỷ lệ lao động qua đào tạo thất nghiệp còn cao, công tác dạy nghề chưa gắn với nhu cầu thị trường, nợ đọng bảo hiểm xã hội… là những vấn đề mà Đại biểu Quốc hội chờ đợi có những giải pháp khắc phục từ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tại phiên chất vấn sáng qua (19/11).   
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
Lao động thất nghiệp là lãng phí
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã thừa nhận như vậy khi giải đáp các vấn đề liên quan đến tỷ lệ LĐ qua đào tạo thất nghiệp ngày càng tăng thời gian qua. 
Bộ trưởng cho biết: “đào tạo nguồn nhân lực trong từng thời kỳ phải phù hợp khả năng phát triển kinh tế, đào tạo những ngành nền kinh tế cần. Trong dự đoán nhu cầu thị trường LĐ, Bộ đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cố gắng có định hướng nhưng từng ngành cũng phải có qui hoạch đào tạo nhân lực của ngành mới thành qui hoạch đào tạo nhân lực chung của cả nước”. 
Tuy nhiên, mỗi năm có khoảng trên 800.000 LĐ được đào tạo nghề ra trường trong khi tốc độ phát triển của nền kinh tế chưa theo mong muốn, còn khó khăn, đào tạo có những hạn chế nhất định như các nghề có trình độ cao, đòi hòi của DN nước ngoài còn hạn chế, đào tạo chưa gắn kết với thị trường LĐ, nên chỉ 70-80% có việc sau khi ra trường.
Do vậy, Bộ trưởng cũng nhận định, để giảm tỷ lệ thất nghiệp thì chương trình đào tạo LĐ phải sát và gắn với thị trường. 
Khó chấm dứt nợ bảo hiểm xã hội
Phân tích thực tế, người lao động (NLĐ) nhận lương là hoàn thành nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), còn trách nhiệm đóng BHXH cho cơ quan BHXH là của người sử dụng lao động, song NLĐ vẫn bị cơ quan BHXH từ chối thanh toán BHXH với  lý do “chưa đóng BHXH”, 
ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH có giải quyết được tình trạng NLĐ “bị bắt làm con tin như vậy” trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Cùng quan tâm đến tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và quyền lợi của NLĐ, nhiều ĐBQH đề nghị làm rõ nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước, cũng như trách nhiệm của Bộ trong việc để xảy ra tình trạng này. 
Công bố số liệu đến ngày 30/9, các DN còn nợ 7.000 tỷ đồng BHXH, 600 tỷ đồng bảo hiểm thất nghiệp và gần 7.000 tỷ đồng bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền chỉ ra nguyên nhân là NSDLĐ chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm đóng BHXH, một số DN khó khăn, mức độ xử phạt đối với DN nợ BHXH nhẹ nên DN cố tình để nợ BHXH hơn là phải vay ngân hàng, tổ chức công đoàn không đấu tranh, phản ánh kịp thời để bảo vệ quyền lợi NLĐ trong việc đóng BHXH…
“Bộ có trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát và xử lý tình trạng nợ BHXH” – Bộ trưởng LĐTB&XH thừa nhận. Bộ trưởng Chuyền cho biết, DN cố tình nợ BHXH thì các cơ quan quản lý trực tiếp sẽ xem xét trách nhiệm của DN, nhưng quyền lợi của NLĐ vẫn phải được đảm bảo. Tuy nhiên, hiện ngành LĐTB&XH chỉ có trên 400 cán bộ làm công tác thanh tra nên số cuộc thanh, kiểm tra việc đóng BHXH là rất ít so với số DN. 
Do vậy, giải pháp được Bộ coi là hiệu quả là kiến nghị bổ sung chức năng thanh tra đóng BHXH cho cơ quan BHXH, qui định cơ quan bảo hiểm phải định kỳ cung cấp công khai thông tin về đóng bảo hiểm để NLĐ giám sát, nâng mức chậm đóng đối với số BHXH nợ đọng, chuyển cơ quan điều tra xử lý các DN bị phát hiện cố tình nợ BHXH. Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức công đoàn tại DN “phải kiên quyết bảo vệ quyền lợi NLĐ, yêu cầu DN đóng BHXH và thông báo  cơ quan chức năng nếu DN chây ỳ”.  

Đọc thêm

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).