"Cây ngay không sợ chết đứng"?
Vừa qua, chủ nhà hàng Hữu Nghị ở P.Cam Phúc (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh tới báo chí và cơ quan chức năng việc 6 chai trà thảo mộc nhãn hiệu Dr Thanh có ruồi, lông, rêu...
Để làm rõ sự việc, đơn vị sản xuất, công ty Tân Hiệp Phát (THP) đề nghị Cơ quan công an "vào cuộc". THP đặt nghi vấn sản phẩm đó có thể bị làm giả, làm nhái, thậm chí bị tác động có chủ ý từ bên ngoài.
Tuy nhiên, cơ quan công an đã từ chối thụ lý vụ việc với lý do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự. Do vậy, câu hỏi: 6 chai nước có phải bị làm giả hay có sự tác động có chủ ý từ bên ngoài hay không vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Các chuyên gia cho rằng, thực tế, không chỉ sản phẩm của THP, mà các sản phẩm đồ uống khác cũng có khả năng bị các nguy cơ như vậy. Và việc nhà sản xuất khẳng định mình "cây ngay không sợ chết đứng", muốn “minh oan” hay làm rõ trắng đen là quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Lam Giang - Phó giám đốc công ty Luật TNHH Inteco cũng cho rằng, về vụ việc 6 chai Dr Thanh có ruồi và dị vật, THP đã cử đại diện xuống làm việc trực tiếp với khách hàng có quyền lợi bị xâm phạm đã thể hiện công ty có trách nhiệm trong xử lý vấn đề.
Hành động này một mặt nhằm giữ uy tín cho công ty, mặt khác là để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đại diện của công ty THP có quyền nghi ngờ sản phẩm mà khách hàng phản ánh có dấu hiệu bất thường không phải là sản phẩm mà công ty làm ra.
Điều này không đồng nghĩa việc công ty THP chối bỏ trách nhiệm. Nhưng THP cần đưa ra phương thức kiểm tra một sản phẩm do công ty mình làm ra để mọi người có thể kiểm chứng, bao gồm cả phần vỏ chai và phần nước.
Vẫn theo luật sư Giang, chai nước uống của THP được sản xuất không quá phức tạp. Trong điều kiện hiện nay việc mua một vỏ chai của THP sau đó pha chế nước uống rồi dùng máy đóng nút chai để hoàn thiện sản phẩm là có thể làm được.Việc làm giả có thể từ quy mô cá nhân, thủ công đến quy mô công nghiệp.
|
Đại diện THP làm việc với khách hàng |
Ai sẽ "vào cuộc"?
Dưới góc độ đơn vị sản xuất, THP cho rằng: Truy nguyên lại nguồn gốc của các chai nước có dị vật cho thấy, có 4 chai cùng sản xuất vào 1 giờ 56 phút ngày 27/12/2014 có dị vật khác nhau, 2 chai cùng sản xuất vào ngày
15/5/2014 cũng tương tự.
Chủ nhà hàng Hữu Nghị phản ảnh 6 chai nằm ở 6 lốc khác nhau và cùng ở vị trí giữa lốc. Ông Nguyễn Tiến Sâm, Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng của Công ty THP khẳng định: Dây chuyền của THP là dây chuyền khép kín, tự động liên tục nhưng trong cùng 1 phút đồng hồ, 4 mẫu chai này đều có 4 cái lỗi khác nhau là bất thường.
Cũng theo ông Sâm, trong cùng một phút không thể rải đều tất cả các lốc, mà các chai đều nằm ở giữa).
Bình luận về nghi vấn của THP, luật sư Giang cho rằng, việc đại diện công ty THP nêu ra các nghi vấn là quyền của doanh nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới biết được quy trình sản xuất sản phẩm đó như thế nào. Còn với người tiêu dùng thì họ chỉ biết sản phẩm đến tay họ đã không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Vấn đề có thể mở rộng ra là chủ quán có lấy hàng từ nhà phân phối của THP hay thậm chí là liệu nhà phân phối đó có lấy hàng từ kho hàng của THP hay không, có đảm bảo hàng được bảo vệ nguyên vẹn từ khi lấy từ kho hàng hay không... Do đó, trong trường hợp này cần phải có xét nghiệm sản phẩm.
Do sản phẩm của THP sẽ có công thức pha chế riêng của hãng này mà người khác không có nên việc xét nghiệm sẽ sớm cho ra kết quả. Còn với phần vỏ chai thì cũng có thể đối chiếu với cách đóng, cách in ấn, mã số mã vạch theo quy trình của công ty…”, luật sư Giang nêu vấn đề.
Dưới góc độ này, luật sư Giang cho rằng, nếu cơ quan công an không thụ lý vụ việc bởi cho rằng không có dấu hiệu của tội phạm hình sự, thì nhiều cơ quan khác vẫn có chức trách để xác nhận sản phẩm đó theo như đề nghị của đơn vị sản xuất.
Cụ thể, cơ quan quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước, trong đó có vấn đề hàng giả, hàng nhái. Theo Thông tư 09/2013/TT-BCT ngày
02/5/2013 của Bộ Công Thương thì trên cơ sở thông tin từ báo chí cơ quan quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa có thể "vào cuộc", tiến hành kiểm tra các sản phẩm này.
Cũng theo quy định của pháp luật thì QLTT tỉnh Khánh Hoà có quyền lấy mẫu hàng hóa để trưng cầu kiểm nghiệm, giám định. Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm của tổ chức có thẩm quyền cơ quan quản lý thị trường sẽ xác định sản phẩm đưa đi xét nghiệm là sản phẩm của THP hay là hàng giả.
Việc kiểm nghiệm sản phẩm sẽ phải dựa trên tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm, hàng hóa của THP. Ngoài ra, thanh tra sở khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa cũng có nhiệm vụ và quyền hạn trong xử lý hàng giả, hàng nhái để trả lời câu hỏi của nhà sản xuất.
Rõ ràng, quy định đã có, vấn đề đặt ra là nhà sản xuất và người tiêu dùng cùng muốn làm rõ trắng đen, các cơ quan có thẩm quyền có "vào cuộc" hay cứ mãi chần chừ để dư luận ngày một xôn xao, hoang mang?
Cơ quan công an từ chối thụ lý vụ vụ việc xuất hiện 6 con ruồi trong các sản phẩm của Tân Hiệp Phát của một khách hàng tại tỉnh Khánh Hòa với lý do chưa có dấu hiệu tội phạm hình sự.
Trước đ
Cơ quan công an từ chối thụ lý vụ vụ việc xuất hiện 6 con ruồi trong các sản phẩm của Tân Hiệp Phát của một khách hàng tại tỉnh Khánh Hòa với lý do chưa có dấu hiệu tội phạm hình sự.
Trước đ
Cơ quan công an từ chối thụ lý vụ vụ việc xuất hiện 6 con ruồi trong các sản phẩm của Tân Hiệp Phát của một khách hàng tại tỉnh Khánh Hòa với lý do chưa có dấu hiệu tội phạm hình sự.
Trước