Người nổi tiếng phản ứng sao trước đề án chặt 6.700 cây xanh?

Người nổi tiếng phản ứng sao trước đề án chặt 6.700 cây xanh?
(PLO) - Việc UBND Thành phố thông qua quyết định chặt hạ, thay thế 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố đang khiến người dân Hà Nội nói riêng và người dân toàn đất nước bất bình. Trong số đó, nhiều người nổi tiếng cùng đồng loạt lên tiếng phản đối hành động này và kêu gọi mọi người bảo vệ “lá chắn xanh” của thành phố.
GS Ngô Bảo Châu “hỏi xoáy” Hà Nội 
Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã đặt ra một số câu hỏi xoáy sâu về việc thành phố Hà Nội chặt hạ 6700 cây như: Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây? Tại sao nhiều cây cao, thẳng khoẻ mạnh cũng bị chặt?
Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Giáo sư Ngô Bảo Châu. 
Nhiều khu phố Nhà Hà nội xây cất thiêú quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không? Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không? Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?...
Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc: Bao giờ lấy lại được màu xanh?
Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN.
 Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN.
"Hôm thứ hai vừa rồi, mình có việc đi trên đường Nguyễn Chí Thanh, bỗng thấy bao cây xanh bị chặt đổ, và thay vào đấy là những cây khẳng khiu, cao vút. Và mấy hôm nay đọc trên báo, nghe đài, xem truyền hình, lướt mạng... biết thông tin Hà Nội chặt vài nghìn cây, thay cây mới. Rồi đọc bao thông tin khác, thấy rất nhiều phản ứng của dư luận không đồng tình với việc Hà Nội chặt cây xanh.
Đành rằng, có thể có những cây cần chặt để đảm bảo an toàn cho người dân trước mùa mưa bão. Nhưng có cần thiết không khi đốn hạ hàng ngàn cây xanh như thế? Đến bao giờ Hà Nội mới lấy lại được màu xanh làm nên thương hiệu “Hà Nội xanh” đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ, đi vào bao kỷ niệm trong cuộc đời của rất nhiều người!
Bao nhiêu việc khác Hà Nội cần làm như giao thông lộn xộn, sự nhếch nhác của đô thị, sự lấn chiếm vỉa hè vô tội vạ... sao chưa thấy Hà Nội vào cuộc, mà sao lại vội vàng chặt hàng ngàn cây xanh trước sự khó hiểu, khó chấp nhận của dư luận?"
GS Nguyễn Lân Dũng: Phải hỏi ý kiến Quốc hội
“Trong chuyện này, UBND Hà Nội hỏi sở xây dựng là không đúng mà phải hỏi Quốc hội, không thể để nhân dân bức xúc trước những chuyện lớn của đất nước như vậy”
GS,TS, NGND Nguyễn Lân Dũng.
GS,TS, NGND Nguyễn Lân Dũng.
“Hơn nữa cây vàng tâm là loại gỗ quý, chúng ta có có bài học từ cây gỗ xưa, vậy chẳng nhẽ trồng vàng tâm xong chúng ta cũng phải quấn tôn xung quanh để chống chặt trộm. Những loại cây gỗ quý như thế chúng ta trồng ở các khu nông nghiệp chứ sao lại trồng ờ Hà Nội, Hà Nội cần cây mọc nhanh lấy bóng mát chứ không cần cây gỗ quý làm gì. Tôi thấy rất lạ không hiểu vì sao lại có quyết định kỳ lạ như vậy.
Chặt hàng loạt cây ở đường Nguyễn Trãi, người dân đã tiếc rồi, giờ chặt hàng nghìn cây ở Nguyễn Chí Thanh người ta xót xa, bức xúc lắm. Có người còn đặt nghi vấn có hay không việc lợi ích nhóm ở đây? Tôi thì nghĩ là không có những người đã thắc mắc đến mức ấy. Tôi nghĩ những chuyện ở thành phố Hà Nội khác với ở các thành phố khác vì Hà Nội là Thủ đô, là trái tim của cả nước".
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Không thể ngủ!
"Các bạn ơi, sáng mai mình phải dậy sớm để đi chùa Ba Vàng - Quảng Ninh, nhưng bây giờ không sao ngủ được dù mình thường ngủ rất ngon. Tối qua đọc trên mạng, và mấy hôm nay đi trên đường, thấy cây bị chặt ngổn ngang mà “lòng đau như cắt - nước mắt đầm đìa”.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn.
 Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn.
GS Đặng Huy Huỳnh: Hà Nội có thể sẽ lâm vào cảnh ô nhiễm nặng
GS Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam.
GS Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam. 
"Trong quá trình phát triển, nhiều cây xanh ở Hà Nội đã bị đốn hạ, việc này không chỉ để lại nỗi buồn cho những nhà bảo tồn như tôi, mà nhiều người dân cũng bày tỏ những trăn trở, lo lắng, nhất là khi nghe thông tin khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố của Thủ đô sẽ bị chặt hạ" - GS Hùng bày tỏ chính kiến.
Diễn viên, NSƯT Chiều Xuân: "Tôi hoang mang"
"Cả thế giới đang lo ngại, môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm. Tới đứa trẻ học cấp 1 có lẽ cũng biết, cây là "lá phổi" điều hòa không khí góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế, việc xuất hiện của cây xanh tại các vùng đô thị có mật độ dân cư lớn, đô thị hóa nhanh như Hà Nội lại càng có ý nghĩa to lớn".
Diễn viên, NSƯT Chiều Xuân.
 Diễn viên, NSƯT Chiều Xuân.
"Vì vậy, việc Thủ đô chặt bỏ 6.700 cây xanh theo tôi là điều không chấp nhận được. Có lẽ cũng giống mọi người, tôi hoang mang không thể hiểu vì lý do gì mà chặt cây? Tôi cần một lời giải thích thấu đáo".
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: "Đừng chặt nhầm cây vô tội"
“Tôi đề nghị thành phố tính toán, cân nhắc cho kỹ, kiểm tra từng cây xem cây nào cong vênh, mối mọt hãy chặt. Đừng chặt nhầm cây vô tội. Với tôi, tàn sát cây trong những ngày vừa qua như một chiến dịch khổng lồ, không tránh khỏi nhiều cây quý bị "mượn gió bẻ măng"”.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.
 Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.
Ca sỹ Tuấn Hưng hát “Sẽ không còn… cây”
“Sao, tự nhiên cắt cây, tự nhiên phá banh, hàng cây mướt xanh rờn. Và đây là do ý ai, tự dưng hứng lên tìm cây to mà cắt, rồi hàng ngàn cây xanh ta đã nuôi trồng từ lâu rất lâu ta chăm và lo, vài giây phút thôi hàng cây ngả nghiêng, và sẽ không còn nữa, và sẽ không còn trên đời, sẽ không còn cây để được che nắng trưa hè, chim đậu đâu, chắc trên cột đèn thôi. Trên con đường mùa hè ra sao? ừ biết khi ngày bão, ừ biết khi mùa mưa về, có cây bị nghiêng và tự nhiên bật gốc. Thế nhưng ta chặt 6700 cây, ai ai cũng xót xa”./.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.