Khèn Mông, “báu vật” nơi đại ngàn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiếc khèn không chỉ là biểu trưng văn hóa dân tộc của người Mông mà còn là phương tiện kết nối cộng đồng, giao lưu văn hóa, mang nét độc đáo của dân tộc. Tiếng khèn, cây khèn chính là nhân chứng theo suốt cuộc đời của mỗi người Mông, hiện diện trong cả những lúc vui, lúc buồn của mỗi gia đình.

“Khèn lên man điệu nàng e ấp”

Những bản làng trên đỉnh núi mây mù của đồng bào Mông ở vùng núi của Tổ quốc vang vọng tiếng khèn lúc dập dìu khoan thai, lúc ào ạt sôi nổi, trầm bổng hòa vào giang sơn hùng vĩ. Già làng Lý A Lệnh Thẩm Háy (xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) là nghệ nhân chơi khèn hay và chế tác khèn giỏi. Theo già làng Lý A Lệnh Thẩm Háy, khèn có mặt ở mọi nơi trong đời sống của đồng bào Mông từ các nghi thức trong tang ma, cưới xin, lễ hội dân gian đến các hoạt động vui chơi truyền thống. Mỗi điệu khèn đều thể hiện những triết lý sống cao đẹp của cộng đồng, thể hiện óc sáng tạo và trình độ nghệ thuật cao. Thông qua đó, khèn nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông.

Trong văn hóa của người Mông, chỉ có nam giới mới biểu diễn độc tấu khèn. Ngay từ khi còn nhỏ, họ đã được ông, bố hoặc anh trai lớn tuổi trong gia đình hướng dẫn cách diễn tấu khèn. Người con trai dân tộc Mông khi lên 10 tuổi phải học chế tác một chiếc khèn riêng làm bạn đồng hành trên vai khi lên nương hoặc xuống chợ. Việc chế tác, diễn tấu khèn được người Mông coi là chuẩn mực đánh giá phẩm chất, tài năng của các chàng trai.

Người đàn ông dân tộc Mông thể hiện cảm xúc buồn, vui thông qua các bản nhạc khèn. Phụ nữ Mông khi nghe tiếng khèn sẽ thông qua giai điệu của người thể hiện, từ đó hồi đáp lại bằng các điệu múa xòe ô để bày tỏ tình cảm của mình. “Khèn lên man điệu nàng e ấp” - nhà thơ Quang Dũng đã xúc cảm viết về tiếng khèn như vậy trong bài thơ “Tây Tiến”.

Khèn Mông có rất nhiều chủ đề và bài bản. Với tiếng khèn vui, người Mông mời gọi bạn đi chơi xuân, gọi bạn xuống chợ, chúc nhau những điều may mắn... Còn khi buồn, tiếng khèn chậm và trầm, thường thổi trong đám tang để chia buồn cùng gia đình, tiễn đưa người mất sang bên kia thế giới…

Múa khèn là yêu cầu bắt buộc đối với người biểu diễn khèn Mông. Trước một người con gái hay trước một đám đông, người đàn ông, con trai Mông phải bộc lộ sự tự tin, thái độ chân thành và sự khéo léo của mình. Khi thổi khèn, họ đem cả sự say sưa của mình vào từng động tác đung đưa cùng cây khèn. Múa khèn làm tăng thêm tính sinh động, sự tinh tế của người đang biểu diễn cùng cây khèn. Các vũ đạo, các động tác xoay, lộn, đá chân rất đều, đẹp và khỏe khoắn hoặc đi lại nhẹ nhàng, thong thả, tùy thuộc vào hoàn cảnh, không gian khi biểu diễn.

Nhiều nghệ nhân có trình độ múa khèn điêu luyện, biểu diễn nhiều động tác độc đáo ở nhiều không gian khác nhau: múa khèn trên một tảng đá, trên mâm tre, trên gốc cây lớn cưa bằng hoặc trên cây gỗ tròn bắc qua suối. Dù ở bất kỳ tư thế và không gian nào thì người múa vẫn phải giữ ổn định tiếng khèn, không để tụt hơi hoặc rơi tiếng.

Khèn lên man điệu nàng e ấp. (Ảnh minh họa)

Khèn lên man điệu nàng e ấp. (Ảnh minh họa)

Gìn giữ “báu vật” núi rừng

Tuy nhiên, những năm qua, việc bảo tồn khèn Mông gặp một số khó khăn. Các hạt nhân văn nghệ và những nghệ nhân am hiểu sâu sắc, đầy đủ về múa bát, múa khèn ở địa phương đã cao tuổi, lớp trẻ chưa quan tâm nhiều đến các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Hệ thống phương tiện nghe nhìn ngày nay đa dạng và phong phú hơn đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ dành cho những giá trị văn hóa hiện đại nhiều hơn. Văn hóa dân gian, trong đó có dân vũ dân tộc ngày có nguy cơ mai một những giá trị nguyên bản. Do đó, nghệ nhân chế tác và nghệ sĩ khèn vắng bóng dần.

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 nhấn mạnh việc xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt.

Hiện, ngành văn hóa của các địa phương đã, đang có nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch. Các cao niên am tường múa khèn đang nỗ lực truyền dạy, bảo tồn nghệ thuật độc đáo này. Chỉ tính từ năm 2018 - 2020, Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Kạn đã mở 3 lớp truyền dạy dân ca, bí quyết thực hành di sản nghệ thuật múa khèn của người Mông tại xã Lương Thượng (huyện Na Rì), xã Cổ Linh (huyện Pác Nặm) và xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể). Ngoài ra còn có các chương trình như xây dựng phim tư liệu để quảng bá, giới thiệu về di sản “nghệ thuật múa khèn của người Mông” tỉnh Bắc Kạn; sưu tầm tư liệu, hiện vật phục vụ trưng bày, giới thiệu, quảng bá về di sản tại Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn.

Còn ở Yên Bái, các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu… nhiều lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn khèn với hàng chục học viên được tổ chức. Các cộng đồng đều tự trao truyền vốn di sản này từ thế hệ trước sang thế hệ sau thông qua việc thực hành trong đời sống hàng ngày, thông qua các hội thi, hội diễn, hoạt động văn hóa văn nghệ tại cơ sở. Các trường học tại huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn… đều có các chương trình dạy và học khèn tại trường trong các giờ ra chơi, ngoại khóa.

Tháng 3 vừa qua, Sở VH,TT&DL Hà Giang đã tổ chức “Hội thi thổi và múa khèn Mông Hà Giang năm 2023” thu hút gần 200 nghệ nhân đến từ 8 huyện trong tỉnh. Tại đây, các nghệ nhân và các diễn viên quần chúng của các đoàn đã biểu diễn một chương trình tổng hợp thổi và múa khèn Mông.

Đồng bào Mông biết làm du lịch và phát triển du lịch. Để thể hiện lòng mến khách của mình, họ thổi khèn chào đón khách phương xa mỗi khi đến thăm bản làng. Trên những nhà sàn hay trong những lễ hội xuân, những tiếng khèn hân hoan báo hiệu cuộc sống ấm no, đủ đầy của đồng bào người Mông hôm nay. Họ đã gìn giữ và phát huy di sản độc đáo của cha ông ngàn xưa để lại thành sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, quảng bá văn hóa dân tộc đến với bạn bè ở trong và ngoài nước, góp phần quan trọng làm phong phú thêm diện mạo văn hóa của các tỉnh vùng núi Việt Nam.

Theo UBND tỉnh Yên Bái, “Lễ khai mạc Festival trình diễn khèn Mông” và công bố quyết định đưa “Nghệ thuật khèn của người Mông ở 3 huyện phía Tây Yên Bái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 9/2023 tại sân vận động huyện Mù Cang Chải.

Trong khuôn khổ Festival sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc: diễu hành đường phố; tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông; giao lưu, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mông; hoạt động trải nghiệm vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong; phiên chợ vùng cao, dân ca, dân vũ, dân nhạc và các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Mông gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu bấm nút khai mạc liên hoan.

100.000 du khách đến với Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh

(PLVN) - Ngày 29/12, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” diễn ra ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), thu hút hơn 100.000 du khách.

Đọc thêm

Tôn vinh di sản của 'Y thánh Việt Nam'

Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có niên đại năm 1885, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
(PLVN) - Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhằm khẳng định cống hiến to lớn của đại danh y với ngành y học, văn học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam mới đây đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...