Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam

Chương trình nghệ thuật khai mạc Ngày hội có sự tham gia trình diễn của 200 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Trung tâm Văn hóa Quảng Nam và huyện Phước Sơn.
Chương trình nghệ thuật khai mạc Ngày hội có sự tham gia trình diễn của 200 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Trung tâm Văn hóa Quảng Nam và huyện Phước Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch là dịp để tôn vinh, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam đến với người dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Ngày hội Văn hóa - thể thao và du lịch các huyện miền núi Quảng Nam lần thứ XX năm 2023 vừa được khai mạc tại sân vận động Khu Liên hợp thể thao huyện Phước Sơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam được tổ chức định kỳ 4 năm một lần. Qua các lần tổ chức, ngày hội thực sự đã trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc.

“Đây là dịp để giới thiệu, tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc 9 huyện miền núi đến với cả nước và bạn bè quốc tế. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời tạo động lực để thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội các địa phương miền núi nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung”, ông Bửu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu khai mạc Ngày hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu khai mạc Ngày hội.

Năm nay, Ngày hội có sự tham dự của hơn 2.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 9 huyện miền núi và 2 đoàn thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh.

Thông qua các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc sắc như: Không gian trưng bày hiện vật lịch sử, văn hóa và sản phẩm đặc trưng; Liên hoan nghệ thuật quần chúng; Trình diễn tái hiện nghi thức trong lễ hội truyền thống; Trình diễn dệt thổ cẩm, điêu khắc, ẩm thực truyền thống…; đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các huyện miền núi được gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu tinh hoa văn hóa của dân tộc địa phương; các vận động viên được đua tài trong các môn thể thao truyền thống như đẩy gậy, bắn ná, kéo co và cùng sôi động cổ vũ các môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông.

Các tiết mục trình diễn mang nhiều sắc màu của miền núi.

Các tiết mục trình diễn mang nhiều sắc màu của miền núi.

Theo ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, Ngày hội còn là dịp để các địa phương có cơ hội quảng bá, giới thiệu các điểm đến, sản phẩm du lịch, những món ăn truyền thống, trò chơi dân gian... góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn các huyện miền núi. Đồng thời phát hiện bồi dưỡng nghệ nhân, diễn viên, vận động viên ở các lĩnh vực văn hóa văn nghệ, thể thao, chuẩn bị lực lượng tham gia các sự kiện quy mô khu vực và toàn quốc.

“Với tất cả sự chân thành và khát vọng vun đắp tình đoàn kết, phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hội, đồng bào Phước Sơn luôn mong muốn được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng từ đồng bào các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh để làm giàu hơn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, để văn hóa phát huy thành sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Phước Sơn giàu mạnh trong tương lai”, ông Trung nói.

Những hình ảnh về miền núi được trình chiếu tạo thêm nhiều ấn tượng cho chương trình nghệ thuật.

Những hình ảnh về miền núi được trình chiếu tạo thêm nhiều ấn tượng cho chương trình nghệ thuật.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh trao cờ cho đại diện đơn vị đăng cai tổ chức ngày hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh trao cờ cho đại diện đơn vị đăng cai tổ chức ngày hội.

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam diễn ra đến hết ngày 21/8/2023 với sự tham gia của 9 huyện miền núi, bao gồm nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật, thể thao và du lịch, trong đó có: 6 hoạt động về văn hóa – nghệ thuật, 9 hoạt động thể thao quần chúng, 2 hoạt động thể thao Quân sự, 2 hoạt động thể thao Công an nhân dân, 2 hoạt động về du lịch và các hoạt động trưng bày sản phẩm OCOP, triển lãm ảnh về văn hóa, con người, giới thiệu ẩm thực của đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, tổ chức famtrip và Tọa đàm phát triển du lịch miền núi.

Các hoạt động thể thao tại Ngày hội.

Các hoạt động thể thao tại Ngày hội.

Các môn thể thao quần chúng tham gia Ngày hội: Bóng đá nam 11 người; Bóng đá nữ 5 người; Bóng chuyền nam; Bóng chuyền nữ; Bắn ná - Bắn nỏ (nam, nữ); Đẩy gậy (nam, nữ); Kéo co (nam, nữ); Việt dã leo núi (nam, nữ); Cầu lông.

Tin cùng chuyên mục

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đọc thêm

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…

Nữ cán bộ nội đô và ký ức Hà Nội tháng 10 năm ấy…

Ảnh tư liệu
(PLVN) - 70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với bà Đỗ Thị Kim Dung, nguyên cán bộ Thành hội Phụ nữ Hà Nội, một chứng nhân lịch sử, đã từng tham gia sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc 70 năm về trước, thì ngày này còn có một ý nghĩa đặc biệt, trở thành một kỷ niệm không phai với những năm tháng thanh xuân đầy nhiệt huyết…

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”.