(PLVN) - Chiếc khèn không chỉ là biểu trưng văn hóa dân tộc của người Mông mà còn là phương tiện kết nối cộng đồng, giao lưu văn hóa, mang nét độc đáo của dân tộc. Tiếng khèn, cây khèn chính là nhân chứng theo suốt cuộc đời của mỗi người Mông, hiện diện trong cả những lúc vui, lúc buồn của mỗi gia đình.
(PLVN) - "Ngày xưa bà con người Mông rất yêu đào và không chặt đào. Đào rừng cứ hồn nhiên sinh sôi nảy nở, bung hoa rực cả cánh rừng, trên sườn núi tạo cảnh sắc nên thơ. Chúng tôi ngắm mãi không biết mỏi con mắt. Nhưng giờ đây, cảnh sắc ấy đã không còn nhiều. Họ “cắt chân, cắt tay” của đào rừng chở về xuôi khiến chúng tôi “xót cái bụng” lắm”- bà Giàng A Luyến ngậm ngùi.
(PLVN) - Người ta không còn nhận một cao nguyên Lâm Viên với núi rừng trùng điệp cùng hệ sinh thái rừng đa dạng. Không còn màu xanh của đồi chè, vườn cà phê ngút ngàn, thay vào đó là những vết loang lổ từ vấn nạn khai thác cao lanh để lại...
(PLVN) - Sau những giờ học căng thẳng, những chuyến tham quan, dã ngoại, du lịch trải nghiệm luôn được các em nhỏ mong đợi nhất. Đây là phương pháp học tập kết hợp với vui chơi giúp các em khám phá thế giới xung quanh, học thêm nhiều điều thú vị trong cuộc sống, gắn kết tình cảm gia đình, bạn bè, trường lớp.
(PLVN) - Giờ đây, người Cơ tu đã biết làm du lịch để cải thiện cuộc sống và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Khái niệm làm du lịch cộng đồng đã không còn xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số ở núi rừng Nam Giang (Quảng Nam).
(PLO) - Trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn đi qua thị trấn A Lưới, tỉnh Thừa Thiên -Huế có một phiên chợ khá độc đáo, đó là chợ phiên A Lưới. Chợ phiên bắt đầu nhộn nhịp từ tờ mờ sáng với những sản vật của núi rừng còn nguyên sơ. Đây cũng là nơi hội tụ của 6 dân tộc Pa Kô, Cơ Tu, Vân Kiều, Tà Ôi, Pa Hi và người Kinh.
(PLO) - Hàng loạt dự án phát triển hạ tầng du lịch đã được triển khai và đi vào vận hành tại nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng như ở Phú Quốc, Hoàng Liên, Bà Nà, Cát Bà, Phú Quốc… dấy lên sự lo ngại về việc phá vỡ, hủy hoại tính nguyên vẹn của các khu bảo tồn thiên nhiên, sự đánh đổi giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế.
(PLO) - Ngọc Linh liên sơn hay núi Ngọc Linh là khối núi cao nhất miền Trung Việt Nam, có độ cao 1.500 đến 2.100m. Dưới chân đỉnh Ngọc Linh kỳ vĩ, cảnh sắc hữu tình, bốn mùa mây giăng lối, ngõ đá xếp hàng là những bản làng của bà con người đồng bào Cadong, Xê Đăng thiệt thà, nồng hậu.
(PLO) -Trải qua một đoạn đường dài gồm đường rừng gập ghềnh, trơn trượt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một hồ nước trong vắt, đẹp như mơ được mệnh danh là "Tuyệt tình cốc" của Đà Lạt.
(PLO) -Có những người bỏ cả cuộc đời để đi tìm trầm với mộng “đổi đời” nhưng rồi lại bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Có những phu trầm “trúng mánh” được số tiền đến vài chục tỉ đồng, nhưng cũng không giữ được lâu.
(PLO) - Người xứ Thanh không nói “đến” Lam Kinh mà nói “về” Lam Kinh. Bởi đây là sự trở về với nguồn cội, với nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 10 năm “nếm mật nằm gai”, với kinh đô tưởng niệm của dòng họ đế vương có công bình Ngô giữ nước. Đây cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua và vương hậu triều Lê Sơ, vương triều hưng thịnh nhất lịch sử nước Nam.
(PLO) - Mọc lên giữ vùng đá núi khô cằn, giữa cuộc sống khốn khó của con người, những cành đào núi nở bung vào mùa Xuân như nàng công chúa diễm lệ, kiêu sa của núi rừng Tây Bắc.
(PLO) - Nằm giữa lưng chừng núi thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) là hang Xá chứa những quan tài và xương người chết. Điều bí ẩn chính là những khúc xương, bởi nó to và dài hơn người Việt Nam rất nhiều.
(PLO) -Nếu bạn đã quá quen với Y Tý, Sa Pa hay Mù Cang Chải, hãy thử một lần đến với Hoàng Su Phì (Hà Giang) để có thể có những góc nhìn mới về vùng đất và con người nơi đây.
(PLO) -Tôi sinh ra và lớn lên ở Tây Bắc, sống giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Mỗi rừng cây, mỗi con suối trong xanh gợn sóng, mỗi ngọn gió thấm đẫm hương rừng như ngấm vào huyết quản. Dẫu bây giờ xa Tây Bắc, nhưng trong tôi luôn cồn cào nỗi nhớ những dòng suối thơ mộng, trong lành.
(PLO) -Là “điểm vàng” của giới săn ảnh và dân phượt, Hang Rái như chốn tiên cảnh hoang sơ, kỳ vỹ dễ khiến người ta say đắm. Bên núi non, bên biển trời xanh thẳm, nơi này là nét chấm phá tuyệt diệu của tạo hóa trong bức tranh sơn thủy thơ mộng, hữu tình.
(PLO) - Suốt một ngày như thế, chúng tôi đi đến rã cả chân chỉ để… thủ thỉ, lẩm bẩm với núi rừng, với những vết chân gà vạch vào lá. Lâm gọi đó là “theo dấu gà rừng”...
(PLO) - Giữa những ngày tháng còn chấp chới đôi chút hương xuân, trên dãy Hoành Sơn ngước nhìn phía triền tây, có thể dễ dàng thấy người dân ở các xã Quảng Phú, Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (huyện Quảng Trạch – Quảng Bình) đang hối hả giữa mùa săn dâu rừng.
(PLO) - Nghệ nhân Cà Văn Pánh (trú tại bản Hua Nà, xã Pa Khóa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) là một trong số ít người dân địa phương biết làm đàn, biết chơi đàn nhị và tâm huyết lưu giữ các làn điệu nhị cho đồng bào dân tộc Thái nơi đây. Đối với người dân tộc Thái, đàn nhị là một trong những loại nhạc cụ độc đáo, mang đậm bản sắc, được coi là linh hồn người Thái.
(PLO) - Bám theo triền núi cheo leo, hàng tuần, đội ngũ nhân viên kỹ thuật cáp treo Fansipan Sapa cần mẫn nhặt nhạnh, thu gom rác vương trên các ngọn cây quanh đỉnh Fansipan do du khách đã xả trong nhiều năm qua.