Lo ngại khu du lịch sinh thái đang phát triển kiểu thời vụ

Lo ngại khu du lịch sinh thái đang phát triển kiểu thời vụ
(PLO) - Hàng loạt dự án phát triển hạ tầng du lịch đã được triển khai và đi vào vận hành tại nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng như ở Phú Quốc, Hoàng Liên, Bà Nà, Cát Bà, Phú Quốc… dấy lên sự lo ngại về việc phá vỡ, hủy hoại tính nguyên vẹn của các khu bảo tồn thiên nhiên, sự đánh đổi giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế.

Tác động tiêu cực đến hệ sinh thái 

Hiện nước ta có 31 vườn quốc gia (VQG), 68 khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học cùng với các tài nguyên tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi… Có ba hình thức tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái phổ biến tại các VQG, KBTTN như: Tự tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái; Cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch; Liên kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển du lịch. 

Đáng chú ý, du lịch sinh thái tại Việt Nam đã và đang phát triển, song chưa tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, thu hút được sự tham gia của cộng đồng. Việc lo ngại về việc phá vỡ, hủy hoại tính nguyên vẹn của các KBTTN của các chuyên gia không phải không có cơ sở. 

TS. Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếc nuối: “10 năm trước tôi đến động Phong Nha, nhìn những thạch nhũ lung linh tuyệt đẹp, giờ đến màu sắc động đã xỉn màu do một thời gian dài lượng khách quá đông”. Một số nơi du lịch phát triển sinh thái phát triển quá “nóng” lại mang tính mùa vụ, gây ra những tác động tiêu cực về môi trường, cảnh quan. Riêng trong mùa thu, từ tháng 10 đến tháng 11 hoa dã quỳ Ba Vì nở, lượng khách tới VQG Ba Vì lên đến 11.000 người/ngày. 

Tại VQG Hoàng Liên (Lào Cai), có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, trong đó có việc xây dựng các nhà máy thủy điện; ồ ạt đưa du khách lên khám phá Phan-xi-păng trong khi công tác quản lý còn bất cập; việc phân chia nguồn lợi từ du lịch chưa hài hòa khiến người dân bản địa - những người chủ đích thực của núi rừng - chưa được hưởng lợi nhiều; việc “biến” bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa thành nguồn lợi chưa tương xứng với tiềm năng... 

Hơn chục năm trước, huyện Mường Nhé (Điện Biên) được biết đến với KBTTN hoang sơ, nơi cư ngụ và sinh sống của các loài động, thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học với những nét hoang sơ được đánh giá giàu tài nguyên nhất cả nước hiện đã không còn giữ được nguyên trạng. Lượng dân di cư tự do, khách du lịch vào địa bàn liên tục tăng, kéo theo nhu cầu lớn về đất ở và đất sản xuất. Rất nhiều diện tích rừng thuộc vùng đệm bị chặt hạ để lấy gỗ hoặc chuyển đổi thành đất sản xuất. 

Cần có một chiến lược quốc gia

Theo nhận định của TS. Phạm Hồng Long, hầu hết các VQG, KBTTN chưa có chiến lược phát triển du lịch sinh thái, chưa dành nguồn kinh phí đáng kể cho công tác quảng bá du lịch; các KBTTN chưa tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, chưa thu hút được sự tham gia của cộng đồng; Nguồn thu từ phát triển du lịch sinh thái còn hết sức hạn chế chưa bù đắp chi phí và đầu tư trở lại; Một số nơi du lịch sinh thái phát triển nóng, gây ra những tác động tiêu cực; Trình độ nhận thức của người dân về du lịch sinh thái còn thấp khiến KBTTN bị tác động mạnh bởi các hoạt động nông nghiệp, khai thác lâm sản, săn bắn của cư dân… là những thách thức lớn đối với sự phát triển của du lịch sinh thái và cả bảo vệ các KBT. 

Các chuyên gia môi trường, du lịch cho rằng, Việt Nam cần có một chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái bền vững ở các VQG và KBTTN; Đẩy mạnh quy hoạch phát triển du lịch sinh thái theo các vùng lãnh thổ đến từng VQG, KBTTN; Thường xuyên có các chương trình các lớp huấn luyện, các hoạt động nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái; Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương và giảm thiểu sự phụ thuộc của họ vào rừng; Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, các sản phẩm du lịch; Tích cực học tập các kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch sinh thái bền vững…

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.