Rừng cao nguyên Lâm Viên tan hoang vì nạn khai thác cao lanh

Rừng cao nguyên Lâm Viên tan hoang vì nạn khai thác cao lanh
(PLVN) - Người ta không còn nhận một cao nguyên Lâm Viên với núi rừng trùng điệp cùng hệ sinh thái rừng đa dạng. Không còn màu xanh của đồi chè, vườn cà phê ngút ngàn, thay vào đó là những vết loang lổ từ vấn nạn khai thác cao lanh để lại...
 

Cao lanh (Kaolin) là loại đất sét màu trắng, nằm sâu dưới đất, cát do thủy triều hoặc phong hóa tạo nên. Khi gặp nước, cao lanh dính dẻo, dễ định hình. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, loại đất sét này lại thành thể rắn.

 

Trong công nghiệp, cao lanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất đồ gốm sứ, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng trắng.

 

Tại tỉnh Lâm Đồng, cao lanh tập trung nhiều ở TP Đà Lạt (Prenn và Trại Mát). Tuy nhiên, khu vực 2 huyện Bảo Lâm và Bảo Lộc cũng được xem là "thủ phủ" của nạn khai thác cao lanh.

 

Khu vực Bảo Lâm, Bảo Lộc có hàng trăm bãi khai thác cao lanh đang hoạt động bất chấp những tác hại môi trường.

 

Núi rừng tan hoang do những bãi khai thác cao lanh để lại trong một thời gian dài.

 

Những chiếc xe siêu trường, siêu trọng xếp hàng chờ lấy cao lanh chở về khu vực Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu tiêu thụ.

 

Do giá trị kinh tế cao, khu vực Bảo Lâm, Bảo Lộc trở thành điểm nóng của nạn khai thác cao lanh. Ở đây, việc tranh giành khai thác diễn ra thường xuyên khiến tình hình an ninh trật tự phức tạp.

 

Những diện tích được giao để trồng và bảo vệ rừng lại biến thành những mỏ khai thác cao lanh vô tội vạ.

 

Nhiều người dân sinh sống lâu năm tại khu vực này bức xúc trước cảnh tàn phá núi rừng, đất đai.

 

Nếu không có biện pháp ngăn chặn, không chỉ núi rừng mà đường sá và hạ tầng giao thông cũng sẽ bị những đối tượng khai thác cao lanh cày nát.

 

Rất nhiều xe cuốc, xe ủi, xe cẩu và xe ben hoạt động rầm rộ cả này lẫn đêm trong “đại công trường” khai thác cao lanh.

 

Những ai được phép khai thác loại khoáng sản giá trị này là câu hỏi mà dư luận rất quan tâm.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp phản ánh vấn đề này.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.