Khai mạc lễ hội Đền Trần - Thái Bình năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình đã khai mạc vào 20 giờ ngày 22/2 tại Di tích quốc gia đặc biệt, nằm trong khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Sự kiện này đã mở đầu cho chuỗi hoạt động của lễ hội đền Trần năm 2024.

Tối ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, UBND tỉnh đã long trọng tổ chức chương trình khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình với chủ đề “Hào khí Đông A - Tiếng vọng ngàn năm”.

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh dự khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh dự khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình

Đến dự tham dự lễ hội có ông Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; ông Lương Quốc Đoàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lễ hội còn có sự hiện diện của ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh...

Ông Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư thực hiện nghi thức đánh trống khai hội lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2024.

Ông Trần Quốc Vượng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư thực hiện nghi thức đánh trống khai hội lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2024.

Lễ hội Đền Trần Thái Bình từ lâu đã trở thành biểu tượng của tình cảm thiêng liêng và văn hóa tinh thần sâu sắc của người dân Thái Bình, tôn vinh đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, vào năm 2014, lễ hội này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được nâng cấp thành Di tích quốc gia đặc biệt.

Lễ khai mạc diễn ra tại sân khấu có diện tích hơn 1.000m2, tại Sân tòa Tiền tế, Trung tế và Đền Vua, với một loạt các hoạt động phong phú, đa dạng và hấp dẫn, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Các phân cảnh sông nước, cầu tre, thuyền nan... đã thể hiện sự đặc sắc văn hóa của đất và con người Thái Bình cũng như khu vực Long Hưng - Hưng Hà.

Một điểm đặc biệt trong lễ khai mạc là màn trình diễn Múa lân sư, vở diễn bán thực cảnh với 3 chương, 9 hồi, kết hợp công nghệ trình chiếu 3D Mapping để tái hiện câu chuyện về triều đại vàng son nhà Trần, mang chủ đề "Hào khí Đông A - Tiếng vọng ngàn năm".

Chương trình đã được phát sóng trực tiếp, bao gồm màn nghệ thuật mở màn, vinh danh và trao chứng nhận cho các nhà tài trợ; cùng với các phần trình diễn trực tiếp từ 20 giờ 10 phút, như màn trống hội "Long Hưng - Tôn miếu triều Trần", vở diễn bán thực cảnh kết hợp trình diễn 3D mapping "Hùng oanh một cõi trời Nam" với 4 chương, lễ bái yết, và phóng sự về Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần "Hưng Hà - vùng đất thiêng lịch sử".

Năm nay, lễ hội Đền Trần tiếp tục được tổ chức quy mô cấp tỉnh bao gồm phần lễ được cử hành trang trọng, uy nghi và tôn kính như lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước thiêng từ ngã 3 sông Hồng về Đền Trần, lễ tế mộ, đặc biệt có lễ bái yết được tổ chức nhằm khôi phục nghi lễ xưa các vua Trần thường làm lễ bái yết tổ tiên mỗi khi có sự kiện trọng đại...

Các đại biểu dự lễ bái yết và dâng hương tại sân tòa trung tế đền Vua

Các đại biểu dự lễ bái yết và dâng hương tại sân tòa trung tế đền Vua

Các hoạt động của lễ hội kéo dài từ ngày 22/02/24 đến ngày 26/02/24 (tức từ ngày 13-17 tháng giêng năm Giáp Thìn), với một loạt các sự kiện phong phú như triển lãm mỹ thuật tỉnh, trưng bày các sản phẩm OCOP, tổ chức các cuộc thi truyền thống và văn hóa như thi cỗ cá, thi têm trầu cánh phượng, thi gói bánh chưng, thi pháo đất, thi kéo lửa nấu cơm cần, tổ chức các cuộc thi văn nghệ và thể thao như giải kéo co, thi viết Thư pháp, giải cờ tướng (cờ biển)...

Tổ chức lễ hội đền Trần không chỉ là một sự kiện đặc biệt mà còn là cơ hội để địa phương quảng bá những giá trị lịch sử, văn hóa của đền Trần tới cộng đồng trong và ngoài nước. Thông qua các hoạt động lễ hội, việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, và khuyến khích ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cũng như thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội, cũng như quảng bá phát triển du lịch của tỉnh.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.