Bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, bền vững cho các quy hoạch đô thị và nông thôn

(PLVN) - Chiều 22/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn (Dự thảo Luật).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, các quy hoạch đô thị cần có tầm nhìn dài hạn, ổn định, tránh tình trạng phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần - Ảnh: VGP/MK

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tạo cơ sở pháp lý, công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất để điều chỉnh hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, khắc phục được các tồn tại, hạn chế, bất cập và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật được Quốc hội thông qua và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với 3 nhóm chính sách: Hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; hoàn thiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; hoàn thiện các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch đô thị và nông thôn, quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị và nông thôn.

Dự thảo Luật tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; đơn giản hóa trình tự thủ tục hành chính nội bộ trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch; bổ sung, quy định rõ nội dung quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc Trung ương nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng không gian, gắn kết đồng bộ không gian xây dựng trên và dưới mặt đất, mặt nước.

Bên cạnh đó là bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện, yêu cầu đối với việc điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch; nguồn kinh phí cho công tác quy hoạch, đảm bảo nguồn lực thực hiện; điều kiện năng lực và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch...

Lãnh đạo các bộ, ngành nêu lên một số vấn đề thực tiễn đặt trong đối với công tác quản lý quy hoạch đô thị, nông thôn hiện nay - Ảnh: VGP/MK

Tại cuộc họp, một số đại biểu cho rằng cần xác định vị trí, phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật với Luật Quy hoạch, các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương; quy định rõ ràng về kinh phí cho hoạt động quy hoạch; "cắt bỏ" những quy hoạch không cần thiết trong phát triển đô thị, nông thôn; khắc phục tình trạng dự án phù hợp với quy hoạch này nhưng không phù hợp với quy hoạch kia…

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Dự thảo Luật phải giải quyết được những bất cập, tồn tại, vướng mắc về tư duy, tổ chức thực hiện Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị thời gian qua.

Theo đó, Bộ Xây dựng cần làm rõ, bổ sung thêm nội hàm của khái niệm quy hoạch đô thị và nông thôn; xác định vị trí, giải quyết mối quan hệ quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch địa phương, các luật chuyên ngành liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Theo đó, nội hàm quy hoạch đô thị phải xác định rõ các yếu tố cấu thành về hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, khu chức năng, cũng như yêu cầu chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị mới, ứng phó biến đổi khí hậu… nhằm giải quyết bài toán định hướng không gian trong quy hoạch ngành, quy hoạch chung của địa phương và xác định, tổ chức không gian cụ thể trong quy hoạch đô thị và nông thôn, "để các quy hoạch đô thị có tầm nhìn dài hạn, ổn định, tránh tình trạng phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần".

Dự thảo Luật cũng cần đưa ra tiêu chí xếp loại đô thị làm cơ sở để xác định mức độ phân cấp cho địa phương trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị.

Đối với các quy định về quy hoạch nông thôn, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Xây dựng nắm vững tinh thần, quan điểm quy hoạch nông thôn là bước chuẩn bị cho phát triển đô thị.

Đọc thêm

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
(PLVN) - Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; rà soát việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm cả công tác hợp nhất, sáp nhập; công tác giữ vững ổn định toàn diện tại địa phương...