Huyền thoại thần tiên hạ phàm tại Bích Câu Đạo quán

Tiên Bà Giáng Kiều được thờ tại Bích Câu Đạo quán.
Tiên Bà Giáng Kiều được thờ tại Bích Câu Đạo quán.
(PLVN) - Ở Việt Nam hiếm có cụm công trình kiến trúc tôn giáo nào như Bích Câu Đạo quán. Ở đây, việc thờ cúng cũng rất đặc biệt,  từ thờ Phật đến thờ Thần rồi lại quay về thờ cả Thần, Phật và Mẫu. Không chỉ vậy, Bích Câu đạo quán còn gắn liền với huyền thoại thần tiên hạ phàm mà đến nay có nhiều tư liệu ghi chép lại.

Hạ phàm để lấy nhau

Bích Câu Đạo quán (Đống Đa, Hà Nội) là tên dòng suối nước trong xanh như ngọc chảy từ Nùng Lĩnh (ngọn núi thiêng trong Hoàng thành Thăng Long xưa) xuống Thủ Lệ, đổ ra hồ Tảo Liên ở cửa Nam thành cổ. Cửa Nam khi xưa là một hồ nước mênh mông sương khói, ở giữa có gò Kim Quy thoắt ẩn thoắt hiện như chốn bồng lai tiên cảnh. Hồ có giống sen trắng đặc hữu, nở sớm hơn các giống sen khác và hương thơm ngào ngạt, vì thế mà lấy tên là hồ Tảo Liên, đây chính là đầu nguồn sông Kim Ngưu cổ. Vùng đất Bích Câu cũng gắn liền với nhiều giai thoại, truyền thuyết kéo dài hàng trăm năm.

Tương truyền vào một đêm, vua Lý Thái Tổ mơ thấy được Phật bà Quan Âm ban hoa sen trắng. Sáng dậy, vua sai người đi tìm thì thấy hoa sen trong hồ Tảo Liên có sắc hương giống loài sen trong mộng. Cho là điềm tốt, vua liền sai dựng chùa Đắc Quốc ngay bờ hồ. Mỗi dịp đầu hè, vua lại ngự thuyền rồng tuyển những bông sen đẹp nhất để kính Phật và dâng lên thái miếu.

Tiên Ông Trần Tú Uyên được thờ tại Bích Câu Đạo quán.
Tiên Ông Trần Tú Uyên được thờ tại Bích Câu Đạo quán. 

Đến cuối thế kỷ XV - thời vua Lê Thánh Tông, ở làng Thịnh Quang ven hồ có một hàn sỹ tên Trần Tú Uyên tính tình phóng khoáng đã ra gò Kim Quy dựng lều, ngày ngày đọc sách làm thơ và kết giao bằng hữu. Trong một lần đi xem hội chùa trong vùng, Tú Uyên đã nhặt được một chiếc lá đỏ dưới gốc mẫu đơn có đề mấy câu thơ: Liễu biếc đào hồng tiết tháng ba/ Xe loan hạ cánh cửa thiên gia/ Cầu Lam chật ních người như kiến/ Ai biết thần tiên trước mặt ta?”.

Cùng lúc đó, lướt qua trước mắt chàng và khuất vào đám đông là bóng thướt tha của một thiếu nữ. Xem hội về, trong lòng Tú Uyên không khỏi tương tư. Mấy hôm sau, chàng đi chợ Cầu Đông, thấy một bà lão bán bức tranh tố nữ với dáng vẻ yêu kiều như cô gái trong ngày hội chùa hôm trước nên đã mua về.

Từ đó, Tú Uyên coi cô gái trong tranh như là người thật, ngày ngày ngắm nhìn, trò chuyện. Đến ăn cơm, uống nước chàng cũng mời cô gái trong tranh ăn uống cùng. Kể từ đó, trong túp lều cũng xảy ra nhiều chuyện lạ kỳ, có những hôm đi ra ngoài trở về, Tú Uyên đã bất ngờ thấy có người dọn sẵn cơm canh.

Không khỏi nghi hoặc, một hôm chàng giả vờ ra ngoài rồi đứng nép bên vách xem ai làm, bất ngờ khi thấy trong bức tranh bước ra một cô gái dịu hiền, thoăn thoắt làm mọi việc nội trợ như một người vợ đảm. Cô gái bị phát hiện thì đành thú thực mình là tiên thượng giới, tên Giáng Kiều, vì hai người có tiền duyên nên nàng hạ phàm để kết nghĩa phu thê. Kể từ đó, Giáng Kiều và Tú Uyên cùng sống hạnh phúc.

Tuy nhiên, chỉ được ít lâu, Tú Uyên không còn chú tâm học hành, chỉ suốt ngày chơi bời trà rượu. Giáng Kiều bất lực khuyên can, giận mà bỏ về trời. Mất vợ, chàng thư sinh mới sực tỉnh cơn mê, đau khổ toan tự tử. Thấy chồng đã biết hối cải nên nàng tiên lại lần nữa hạ phàm.

Từ đây, Giáng Kiều dạy chồng bốc thuốc cứu người, tu tiên học đạo tạo phúc cho dân trong vùng. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc và sinh được một con trai. Một thời gian sau, cả nhà Tú Uyên đều tu hành đắc đạo nên đã bay về trời. Vì công lao cứu dân độ thế, Tú Uyên được vua Lê Thánh Tông truy phong danh hiệu “An Quốc chân nhân”, cho phối thờ vào chùa Đắc Quốc, từ đây chùa cũng đổi tên thành chùa An Quốc. Dân gian cũng đặt bài ca để tưởng nhớ công đức của An Quốc chân nhân: “Giúp cho đất nước thanh bình/Giúp cho sức mạnh dân làng an cư/Quan triều chính cùng vua hoan hỉ/ Sắm lễ ra miếu để tạ thần/ Chiếu phong “An quốc chân nhân” 

Muôn đời hương khói 

Trong thời Lê sơ, khi Đạo giáo thịnh hành, chùa An Quốc được xây dựng mở rộng thành cụm kiến trúc tâm linh bản sắc Đạo giáo, đổi tên thành Bích Câu đạo quán. Bích Câu đạo quán có kiến trúc đồ sộ gồm nhiều dãy nhà, trở thành nơi các đạo sỹ tu luyện và hành nghề y, được biết đến là một trong những thắng cảnh nổi bật của đất Thăng Long. Đến thời Lê trung hưng, Đạo giáo mất vị thế trong đời sống, Bích Câu đạo quán trở thành nơi phối thờ Mẫu, Phật, Tiên.

Sau nhiều năm biến loạn, Bích Câu đạo quán gần như hoang phế. Đến đời vua Gia Long triều Nguyễn, tổng trấn Bắc thành Lê Chất đã bỏ tiền riêng tu sửa lại. Trong thời kỳ cuối 1946 đầu 1947, quán từng là trụ sở của Ủy ban Kháng chiến Hà Nội rồi bị quân Pháp san bằng. Đến năm 1953, người dân địa phương đã quyên góp tiền của, công sức phục dựng lại. Năm 1990, Bích Câu Đạo quán được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Năm 2011, quán được UBND TP. Hà Nội cho trùng tu, phục dựng theo kiến trúc cổ trong bản vẽ truyền lại, tuy nhiên quy mô chỉ bằng một nửa ban đầu.

Ngày nay, quán nằm ngay đầu đường Cát Linh, thuộc phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội. Bích Câu đạo quán có cổng tam quan ở phía trước, đền thờ An Quốc chân nhân ở phía sau, chùa An Quốc ở bên phải, điện thờ Mẫu ở bên trái, chính giữa là khoảng sân với bình phong giả sơn, hai bên sân có giếng thiên địa, trong khuôn viên có những công trình phụ trợ khác. 

Bích Câu đạo quán là kiến trúc tôn giáo đậm chất Việt Nam trong thời tam giáo đồng nguyên và nổi bật lối kiến trúc đạo giáo với đủ yếu tố âm dương phong thủy. Quán hiện còn lưu được những hiện vật giá trị như ngôi tháp cổ, bức vẽ nàng tiên Giáng Kiều do Viện Viễn Đông Bác Cổ tặng và một bức tranh mô tả quần thể di tích này vào thế kỷ XV.

Phối cảnh Bích Câu Đạo quán qua tranh.
Phối cảnh Bích Câu Đạo quán qua tranh. 

Hiện nay, ngoài vai trò là nơi thực hành tín ngưỡng tôn giáo, Bích Câu đạo quán còn là điểm sinh hoạt của Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội. Hàng năm, nhân dân thuộc đất Bích Câu xưa mở hội tế ở đạo quán vào các ngày mồng 4 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ ngày Tiên Ông thành đạo, ngày mồng 3 tháng 6 âm lịch để kỷ niệm ngày gia đình chân nhân bay về trời và lễ hội lớn nhất được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày sinh của Tiên Ông.

Hội chính có lễ thỉnh Tiên đảo bút ban chữ, người dân quan niệm rằng, trong khi hành lễ Tiên Ông sẽ hiển linh và ban chữ thông qua hành động của bồi tế. Ba người bồi tế được chọn từ những cụ ông trong vùng, yêu cầu đức cao vọng trọng và thông thạo chữ nho. Những người này phải chay tịnh nhiều ngày trước khi khai hội.

Khi làm lễ, các bồi tế sẽ mặc trang phục áo thụng xanh, đầu đội mũ thư sinh, đi hài xanh khi làm lễ tế. Khi thực hành nghi lễ đảo bút, một người cầm bút hạc ngồi trước ban thờ, lấy khăn đỏ che mặt. Khi được Tiên Ông ứng thì sẽ tung khăn và viết chữ trong vô thức lên một mâm đồng rải cát. Bên cạnh là một người có vai trò chép lại những từ Tiên Ông ban và một người có trách nhiệm ra soát, chỉnh lý công việc ghi chép.

Lễ đảo bút có thể kéo dài đến 3 ngày. Sau lễ là phần hội với chương trình ca trù và văn nghệ diễn tả cuộc sống của chân nhân và gia đình nơi trần thế cùng các hoạt động thi hoa thủy tiên, chọi gà, cờ người, thổi xôi, thi chuối đẹp. Chính lễ đạo quán được coi là lễ hội lớn nhất trong vùng Bích Câu, ngoài làm lễ ở Đạo quán thì tộc trưởng bảy họ lớn trong vùng cũng sẽ làm lễ ở từ đường dòng họ. Ngày nay người dân vùng Bích Câu vẫn tin và tự hào về những huyền thoại trên mảnh đất của mình.

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...