Bí tiểu, đau tức do nhiệt tích bàng quang: 200g củ cải tươi , 100g hành tây , 50g gạo tẻ , gia vị vừa đủ, nấu thành cháo. Ăn ngày hai lần vào lúc đói.
Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả): Củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn 200g (chặt khúc ngắn), gia vị, cho tất cả vào nồi cùng một ít nước, nấu chín kỹ. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm). \Chữa tiểu ít, tiểu đục, có sỏi: Dùng các lại nước được chế biến từ củ cải như nước ép củ cải tươi, sắc củ cải tươi để uống, lấy củ cải khô tán bột (tẩm mật sao nhiều lần hoặc không tẩm mật) uống hoặc làm hoàn. Khi uống cho thêm ít muối.
Chữa lưng đau gối mỏi, dễ yếu mệt ở người già: Chim cút hai con, củ cải 200g, dầu, gừng, gia vị vừa đủ. Chim cút chặt thành miếng vuông cạnh 2cm. Củ cải thái miếng dài 4cm, rộng 2cm. Rán thịt chim đổi màu mới cho củ cải vào xào, rồi cho gia vị, thêm ít nước vào nấu cho đến khi chín.
Trừ đàm tích, giúp tiêu hóa tốt: Thường dùng lúc trời hanh gây khô cổ, dễ bị ho hoặc dùng khi có đờm, ăn khó tiêu (nhất là khi ăn món nhiều thịt mỡ). Nên ăn khi dưa củ cải còn trắng giòn.
Tiểu đường: Củ cải tươi 200g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3 - 5 ngày liền.
Để chữa hen: Có thể lấy củ cải trắng sao giòn, tán nhỏ, trộn với đường mía rồi làm thành viên bằng hạt bắp, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần lên cơn hen, uống 40 - 50 viên với nước ấm.
Theo y dược học hiện đại, trong 100g củ cải có chứa nước, protein, chất béo, đường glucose, fructose, những chất khoáng cần thiết cho sức khỏe như canxi, phốt pho, sắt, mangan và các vitamin nhóm B. Củ cải sống chứa hàm lượng vitamin C cao hơn hàm lượng vitamin C trong quả lê từ 5 - 6 lần. Vitamin C có khả năng phòng chống tế bào ung thư sinh sản, loại bỏ chất độc hại trong cơ thể, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch và có tác dụng chống lại bức xạ gây ung thư./.