Hiến pháp và nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ 2014

(PLO) - Ngoài Hiến pháp, từ 2014, nhiều chính sách quan trọng cũng bắt đầu có hiệu lực như quy định về đăng ký thường trú, giảm nhiều loại thuế suất.
So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp mới tiếp tục khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Hiến pháp mới cũng quy định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam; về lực lượng vũ trang, quyền con người, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; bổ sung quy định về thu hồi đất...
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc...
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp vào ngày 28/11 vừa qua. Ảnh: TTXVN
 Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp
vào ngày 28/11 vừa qua. Ảnh: TTXVN
Những quy định trái với Hiến pháp mới lập tức bị vô hiệu hóa kể từ ngày 1/1/2014. Trong tháng 1/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm triển khai công tác rà soát, xây dựng pháp luật để phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú sửa đổi 5/42 điều nhằm khắc phục những bất cập tình trạng di dân tự phát vào các thành phố lớn, mất cân đối về phân bố dân cư và an sinh xã hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dân cư, đồng thời bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo luật sửa đổi mới, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.
Những trường hợp nhập hộ khẩu phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố; có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân; được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Riêng việc đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
Luật Khoa học và Công nghệ quy định rõ hơn về nhiệm vụ, nguyên tắc của hoạt động khoa học, công nghệ; chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ... Một trong những điểm mới của Luật là quy định ưu đãi nhân tài khoa học.
Theo đó, người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ được xếp vào vị trí việc làm và hưởng mức lương, phụ cấp phù hợp với chuyên môn và năng lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập; được trang bị phương tiện và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao...
Riêng nhà khoa học trẻ tài năng, ngoài các ưu đãi trên còn được ưu tiên xét cấp học bổng để nâng cao trình độ ở trong nước, ngoài nước; được thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình và được cấp hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của nhóm này...
Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh quy định việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Theo Luật này, ở trường tiểu học, trung học cơ sở, giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khóa phù hợp lứa tuổi.
Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học chính khóa. Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình. Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học, tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc tại nhà trường.
Đầu 2014, nhiều chính sách thuế cũng có sự thay đổi. Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm từ 25% về 22% và hai năm sau giảm còn 20%. Đây được coi là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Thuế suất với nhiều loại ôtô nhập nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ giảm về mức 50%, thay vì 60% như hiện tại. Mức thuế suất này được quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2012 - 2014.
Theo biểu này, các loại ôtô chuyên dụng như xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ cũng được hưởng mức thuế nhập khẩu 0%. Các loại ôtô chở người khác như xe đi trên tuyết, xe chơi golf và các loại xe tương tự cũng chỉ chịu thuế 5%.
Từ 2014, xuất khẩu nữ trang không còn phải chịu thuế. Ảnh: Anh Quân
 Từ 2014, xuất khẩu nữ trang không còn phải chịu thuế.
Ảnh: Anh Quân
Khoảng 200 nhóm mặt hàng sẽ được giảm thuế xuất nhập khẩu để phù hợp với tình hình thực tế và theo cam kết WTO. Trong đó, thuế xuất khẩu vàng nguyên liệu không phân biệt hàm lượng chỉ còn mức 2% thay vì 10% như hiện nay, vàng trang sức, mỹ nghệ và các sản phẩm bằng vàng giảm về 0%. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, vàng nguyên liệu hàm lượng dưới 99,99% và nữ trang vàng có hàm lượng trên 80% cũng chịu thuế 10%. Chỉ riêng loại nữ trang hàm lượng dưới 80% mới được hưởng thuế 0%.
Tuy nhiên, vàng nguyên liệu sẽ chỉ bị áp thuế khi Ngân hàng Nhà nước cho phép các công ty được xuất, nhập vàng nguyên liệu (hiện tại chưa doanh nghiệp nào được phép), còn khi Ngân hàng Nhà nước nhập vàng sẽ không chịu thuế.
Từ 5/1/2014, hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất trong khu đô thị để tự xây dựng nhà ở, theo Thông tư liên tịch số 20 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ. Khu vực được chuyển quyền sử dụng đất có thể là phần đất thuộc nhiều dự án, một dự án hoặc một phần trong dự án.
Các khu vực được chuyển quyền sử dụng đất phải có các công trình hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thông, các tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước... đảm bảo cho người dân khi đến ở.
Tùy theo nhu cầu phát triển đô thị, đề xuất của chủ đầu tư, UBND cấp tỉnh quy định các khu vực được chuyển quyền sử dụng đất cho người dân (hộ gia đình, cá nhân) tự xây dựng nhà ở, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.