Hiến pháp chắt lọc tinh hoa trí tuệ, đề cao quyền con người

Thời khắc lịch sử QH khóa 13 ấn nút thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ảnh: VietNamNet
Thời khắc lịch sử QH khóa 13 ấn nút thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ảnh: VietNamNet
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, điểm mới trong bản Hiến pháp lần này được đánh giá là vấn đề về quyền con người, khẳng định Nhà nước Việt Nam cam kết bảo đảm, bảo vệ, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, phù hợp với Công ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là thành viên tham gia ký Công ước.
Sau khi tổng hợp hơn 26 triệu lượt ý kiến đóng góp, trải qua nhiều lần thảo luận, sáng nay các Đại biểu Quốc hội thay mặt 90 triệu đồng bào chính thức bấm nút thông qua Hiến pháp 1992 (sửa đổi) với 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Lần đầu tiên quyền cơ bản của con người, quyền công dân được thể hiện rõ nét nhất và là điểm mới nhất trong bản Hiến pháp vừa được thông qua. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định: Sự kiện Quốc hội thông qua dự thảo Hiến pháp là một bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước.
Điểm mới trong bản Hiến pháp lần này được đánh giá là vấn đề về quyền con người, khẳng định Nhà nước Việt Nam cam kết bảo đảm, bảo vệ, tôn trọng quyền con người, quyền công dân, phù hợp với Công ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là thành viên tham gia ký Công ước.
Nếu như Chương V của Hiến pháp năm 1992 chỉ nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thì Hiến pháp (sửa đổi) lần này đã đề cập vấn đề quyền con người. Đồng thời, đưa Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân” lên ngay sau Chương I - “Chế độ chính trị”.
Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, việc chính thức thông qua Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) là thành quả của hơn 30 năm đổi mới và phát triển của đất nước ta. Bản Hiến pháp lần này là kết tinh của cả một quá trình làm việc rất công phu, nghiêm túc và phát huy được trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân và các đại biểu Quốc hội.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng lần sửa đổi lần này đã nâng tầm quan điểm của Hiến pháp đối với những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân đến những vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội. Chúng ta đã đưa ra được tuyên ngôn về vấn đề an sinh xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe người dân, vấn đề học tập tối thiểu, những chính sách cho người có công, người cao tuổi, những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống".
Chia sẻ quan điểm trên, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) tâm đắc với những điểm mới nổi bật trong Hiến pháp lần này là quan tâm, chú trọng và bảo vệ quyền con người; thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...
Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng, bản dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, chứng tỏ, dự thảo đã được chuẩn bị công phu, cẩn trọng.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu) nhận định, Hiến pháp (sửa đổi) đã chắt lọc được tinh hoa, trí tuệ của nhân dân cả nước; là khung pháp lý quan trọng và là đạo luật cao nhất của đất nước.
Hiến pháp (sửa đổi) được thông qua đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn mới.
Với góc nhìn của một cán bộ công tác trong ngành Tòa án, đại biểu Trương Thái Hiền (Kiên Giang) tin tưởng bản dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) được thông qua sẽ tạo điều kiện và làm tiền đề để ngành Tòa án đóng góp xây dựng Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân.
Đại biểu đánh giá, dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) được thông qua có nhiều điểm mới, tạo điều kiện cho quyền công dân được mở rộng hơn. Theo Đại biểu, các cơ quan pháp luật, đặc biệt là tòa án, phải đóng vai trò chủ công thông qua các hoạt động xét xử để tuyên truyền, phổ biến, đưa Hiến pháp vào cuộc sống. 

Tin cùng chuyên mục

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Đọc thêm

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.