Hé lộ “kênh” tài chính của phiến quân Taliban

Trồng cây anh túc để sản xuất ma túy, là một trong những nguồn thu tài chính của phiến quân Taliban
Trồng cây anh túc để sản xuất ma túy, là một trong những nguồn thu tài chính của phiến quân Taliban
(PLO) -  Tống tiền, buôn lậu ma túy, quyên góp ngoại tệ - hãng tin Đức Deutsche Welle đã hé lộ những mánh khóe mà lực lượng phiến quân Taliban ở Afghanistan đã quản lý để gầy dựng nguồn tài chính.

Trong một cuộc họp bí mật diễn ra vào tháng 12/2015 gần thành phố Quetta (Pakistan), lực lượng Taliban đã áp đặt một chính sách “thuế bảo kê” với số tiền kếch xù từ các Cty viễn thông Afghanistan. Hành động “tống tiền”, theo AFP, được giao dịch với đại diện của 4 Cty viễn thông.

Theo đó nếu đạt được thì Taliban sẽ không phá hủy tài sản và đe dọa tính mạng nhân viên của các Cty này – đây được xem là chiến lược đầu tiên và hết sức quan trọng đối với Taliban khi họ đặt chân vào một trong những lĩnh vực kinh tế béo bở nhất của Afghanistan trong những thời điểm tăng trưởng chậm chạp. 

…Đến buôn lậu ma túy

Ông Omar Hamid - người đứng đầu Văn phòng Rủi ro khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Cty phân tích toàn cầu HIS - nhận định: “Yêu cầu mới nhất của Taliban đã phản ánh khuynh hướng ngày càng tăng ngay trong giới lãnh đạo tổ chức này là vừa củng cố kênh tài chính vừa xây dựng một chính phủ có tổ chức chặt chẽ.”.

Hãng tin Deutsche Welle dẫn lời ông Wahid Mazhdah, cựu nhân viên của chính phủ Taliban bị lật đổ, cho biết: “Trong quá khứ, các Cty viễn thông đã trả “tiền bảo kê” cho Taliban, nhưng các báo cáo đã chỉ ra rằng tổ chức này vẫn muốn có được 10% từ phía họ cũng như tất cả các hoạt động kinh doanh khác tại những khu vực dưới quyền kiểm soát của Taliban”.

Nhiều người cho rằng, Taliban là các “chuyên gia” trong việc quản lý các ngành công nghiệp bất hợp pháp vốn bắt nguồn từ tất cả các mảng hoạt động phi pháp, từ bắt cóc đến buôn lậu hàng hóa và cả tống tiền, đặc biệt nhất là buôn lậu ma túy. Đơn cử như tổ chức này phụ thuộc vào nông dân – phần lớn sống ở các tỉnh miền Nam Afghanistan như Helmand, Uruzgan, Kandahar và Zabul – để trồng cây thuốc phiện và Taliban chu cấp một khoản lợi tức cho nông dân khi trồng loại cây này.

Các khoản tiền mà Taliban chi trả thường cao hơn so với những gì mà nông dân tham gia vào các chương trình thay đổi sinh kế được phát triển bởi cộng đồng thế giới nhằm chống lại nạn buôn bán ma túy phi pháp ở Afghanistan. Lợi nhuận của Taliban không chỉ từ doanh số bán ma túy mà còn lấy từ các loại thuế khác nhau từ ma túy thông qua các hoạt động buôn bán quan trọng, mà phần lớn các hoạt động diễn ra ngay tại những khu vực đặt dưới quyền kiểm soát của họ. 

Chuyện gì xảy ra với những người bị hứa lèo? Hãng tin Deutsche Welle dẫn lời một cư dân ở tỉnh Helmand với đề nghị giấu tên, cho hay: “Tôi biết rằng nông dân rất bần cùng để nộp thuế cho Taliban hay chỉ đơn giản là họ không muốn nạp thuế cho chính quyền này.

Họ bị đưa đi khỏi nhà và giờ đây không ai biết những người này đang ở đâu”. Cũng người dân ở tỉnh Helmand trần tình: “Taliban nhận một số tiền lớn từ những kẻ buôn lậu ma túy bởi vì lực lượng này đã ra tay “bảo kê” các thị trường ma túy, hộ tống những kẻ buôn lậu và giúp áp tải thành công các lô hàng ma túy”. 

Thật khó để nói chính xác có bao nhiêu tiền đã được Taliban thu về từ các đường dây ma túy, nhưng theo chuyên gia chống khủng bố Tomas Olivier, ước tính khoản lợi nhuận trên có thể dao động từ 100 triệu USD đến 300 triệu USD mỗi năm. Afghanistan đã sản xuất khoảng 80% nguồn thuốc phiện của thế giới và cũng dùng để sản xuất nên heroin.

Taliban “bảo kê” các công ty viễn thông để thu những khoản lợi nhuận kếch xù
Taliban “bảo kê” các công ty viễn thông để thu những khoản lợi nhuận kếch xù 

Tống tiền và “thuế má”

Taliban tống tiền không chỉ từ người nông dân mà còn cả các tập đoàn viễn thông, thêm một nguồn tiền bổ sung đáng kể tại những khu vực do họ kiểm soát và thường bị che giấu dưới chiêu bài “thuế tôn giáo”. Một báo cáo của LHQ được công bố vào đầu tháng 9/2012 đã tiết lộ, Taliban đã đánh 2 dạng thuế truyền thống chính gọi là Ushr - 10% trên thuế thu hoạch mùa màng, và Zakat - 2,5% thuế đánh vào tài sản cá nhân.

Báo cáo của LHQ chỉ rõ: “Tại các khu vực đặt dưới quyền của Taliban, chủ yếu là canh tác cây thuốc phiện, Ushr là nguồn thu nhập chính của họ; mặc dầu vậy, Taliban cũng có các dịch vụ thuế khác như nước hoặc điện dù họ không có ảnh hưởng đối với nguồn cung”. Báo cáo này cũng nói thêm rằng, tại một số khu vực, Taliban cũng thu 10% thuế từ chủ các cửa hàng và những hoạt động kinh doanh nhỏ khác.  

Các chuyên gia cũng cho rằng tại một số nơi, các nhà thầu, những tổ chức phi chính phủ, Cty tư nhân và thậm chí cả các thành viên của chính phủ Afghanistan cũng trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân “tống tiền” của Taliban hoặc “tiền bảo kê” nhằm đạt được các mục tiêu của riêng họ. Hãng Deutsche Welle dẫn lời ông Michael Kugelman, một chuyên gia về Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson (Washington D.C, Mỹ), cho biết:

“Rất ít người muốn thừa nhận họ cung cấp tiền cho Taliban, vì vậy rất khó nắm bắt rõ con số này. Người ta cũng tin rằng khi các tổ chức quốc tế đến Afghanistan, họ cũng “lót tay” cho Taliban để được thông quan các đoàn xe”. 

Nói trắng ra, theo nhà phân tích Omar Hamid, rủi ro bị tống tiền ở Afghanistan đã tăng cao vào năm 2016, khi các nguồn ngân sách truyền thống của Taliban đã bị thắt chặt. Theo Văn phòng ma túy và tội phạm của LHQ, sản xuất thuốc phiện từ canh tác cây anh túc ở Afghanistan đã sụt giảm 48% vào năm 2015, trong khi nguồn ngân sách nước ngoài cũng khá giới hạn bởi các cường quốc trong khu vực đang đẩy mạnh đàm phán hòa bình với chính quyền Kabul.

Hỗ trợ từ bên ngoài

Nhưng chưa hết, Taliban còn được cho là đã nhận các khoản đóng góp tài chính từ các tổ chức từ thiện Hồi giáo và các tổ chức khác bên ngoài lãnh thổ Afghanistan. Những khoản tiền này đến từ những quốc gia tại khu vực Vịnh Ba Tư và quốc gia láng giềng Pakistan.

Ông Michael Kugelman khẳng định: “Chắc chắn có viện trợ từ nước ngoài. Doanh thu từ dầu hỏa đã sụt giảm trong những tháng gần đây cũng đồng nghĩa ngân sách cho Taliban cũng giảm theo”.

Một số nguồn tin nói, khả năng phục hồi của Taliban trong các khoản hỗ trợ tài chính và hậu cần mà họ có được từ láng giềng Pakistan. Hãng Deutsche Welle dẫn lời ông Tomas Olivier cho biết: “Tôi cho rằng có một kết nối bền chặt giữa cơ quan tình báo ISI (Pakistan) và Taliban (Afghanistan) kể từ thời Liên Xô vào năm 1979”;  tuy nhiên, chính phủ Pakistan luôn bác bỏ mọi cáo buộc này.

Có nguồn tin cho rằng Taliban nhận viện trợ từ các tổ chức từ thiện Hồi giáo và các cơ sở khác bên ngoài lãnh thổ Afghanistan
Có nguồn tin cho rằng Taliban nhận viện trợ từ các tổ chức từ thiện Hồi giáo và các cơ sở khác bên ngoài lãnh thổ Afghanistan

Sự thật còn rất xa

Thật khó để biết ngân sách thường niên của Taliban, song nhiều người cho rằng có thể khoảng hàng trăm triệu USD. Báo cáo của LHQ năm 2012 ước tính, từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2012, Taliban đã thu được 400 triệu USD thông qua các khoản thuế, đóng góp, tống tiền và cả sự góp tay vào ngành công nghiệp buôn bán “cái chết trắng”.

Báo cáo của LHQ cũng nhấn mạnh, Taliban thu ngân sách thông qua tống tiền các chương trình viện trợ và phát triển lấy ngân sách từ các chính phủ nước ngoài. Báo cáo còn chỉ rõ: “Ước tính thu nhập của Taliban từ các hợp đồng của chính phủ Mỹ và các khoản hiến tặng quốc tế khác dao động từ 10% đến 20% tổng thu nhập, thường là “tiền bảo kê” mà Taliban “bật đèn xanh” với nhà thầu để thâm thụt ngân sách”. Trong mọi trường hợp, Taliban đều muốn trả cho các chiến binh của mình một khoản lương hấp dẫn. 

Ông Michael Kugelman dẫn giải: “Nhiều lính quèn được Taliban chiêu mộ không chỉ bởi bị “đầu độc” từ học thuyết mà còn bởi chính sách trả lương cao. Tại một đất nước nghèo như Afghanistan, giới trẻ sẵn sàng gia nhập nếu thấy có một mức lương cao và ổn định ngay cả khi nơi họ làm việc là một tổ chức khủng bố. Khoản doanh thu khổng lồ giải thích tại sao Taliban vẫn hung dữ bất chấp những cuộc đấu đá nội bộ, khủng hoảng lãnh đạo và mất mát trên chiến trường”.

Thêm nữa, Taliban nhận được sự ủng hộ của một bộ phận xã hội Afghanistan, nghĩa là họ không cần nhiều tiền để tồn tại. Ông Tomas Olivier, CEO của Cty cố vấn an ninh Lowlands Solutions Netherlands (LNS), đồng tình: “Họ (Taliban) kiểm soát nhiều phần dân cư, các hệ thống địa hình và kinh tế truyền thống, đường xá và chợ búa”.

Các chuyên gia tin rằng chính sự hỗ trợ địa phương, cũng như tiền của từ bạo lực và đe nẹt đã trở thành chiến lược của Taliban…/.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.