Hành trình dẫn mạch Thiền tông về phương Đông của Bồ Đề Đạt Ma

Là hoàng tử của vương quốc nhưng đức Bồ Đề Đạt Ma đã từ bỏ vinh hoa phú quý để xuất gia ngộ thiền
Là hoàng tử của vương quốc nhưng đức Bồ Đề Đạt Ma đã từ bỏ vinh hoa phú quý để xuất gia ngộ thiền
(PLVN) - Bồ Đề Đạt Ma là tổ cuối cùng của nước Ấn Độ và là Tổ có công lao to lớn đưa dòng thiền về các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Là hoàng tử của một nước nhưng Ngài đã từ bỏ vinh hoa để tu hành và là người được đức Phật giao trọng trách dẫn mạch Thiền tông về các nước phương Đông, để Phật pháp lan tỏa đi nhiều quốc gia trên thế giới... 

Tận mắt thấy Huyền ký của đức Phật

Ngày sau, Tổ Bát Nhã Đa La và ngài vào Hoàng cung trình với đức vua (phụ vương) Bồ Đề Anh Đa sự việc mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni huyền ký cho ngài Bồ Đề Đạt Ma dẫn mạch nguồn Thiền tông về phương Đông. Đức vua và Hoàng hậu cũng như tất cả các quan và người trong Hoàng cung đều thấy tận mắt Huyền ký của đức Phật, đức vua Anh Đa có nói như sau: Hôm nay, Trẫm tận mắt nhìn thấy lời huyền ký của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trẫm có 4 ý như sau: 

1. Trẫm chấp thuận con trẫm là Thái tử Bồ Đề Đạt Ma sang phương Đông truyền pháp môn Thiền tông mà Như Lai dạy nơi thế giới này.

2. Trẫm cung cấp cho Thái tử Đạt Ma 12 người theo Thái tử phụ giúp làm công việc này, cũng như lo cho Thái tử khi ở nước ngoài một mình.

3. Trẫm yêu cầu tổ Bát Nhã Đa La, truyền “Bí mật thiền tông” này tại Hoàng Cung để Trẫm và Hoàng hậu, cũng như các quan, quân và những người trong Hoàng tộc chứng kiến. Trẫm sẽ thiết lập một “Đài Thiền Tông” nguy nga để kỷ niệm pháp môn Thiền tông học này từ giã nước Ấn.

4. Trẫm và Hoàng hậu cũng như nhiều người trong Hoàng tộc hiện theo đạo Bà La Môn. Ngày truyền “Bí mật thiền tông” cho Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma, cũng là ngày Trẫm, Hoàng hậu xin Quy Y Tam Bảo, Tổ đứng ra quy y cho Trẫm và Hoàng hậu. Còn việc xả giới đạo Bà La môn, ngày ấy do Đại giáo sĩ Uất Phương Thinh xả giới cho Trẫm.

 

Tổ Bát Nhã Đa La và ngài vừa nghe đức vua Bồ Đề Anh Đa đưa ra 4 ý như vậy đều chấp thuận. Tổ và ngài cũng như quan, quân và những người trong Hoàng tộc hết sức vui mừng.

Đúng 3 ngày sau là ngày Đản Sanh của đức Thích Ca Mâu Ni buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” và quy y cho Đức vua, Hoàng hậu và những người trong Hoàng tộc được thực hiện hết sức trang nghiêm.

Trước khi thực hiện buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” này, Tổ Bát Nhã Đa La có nói: Theo quy định của Như Lai về việc truyền “Bí mật Thiền tông” chỉ có vị nào giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” mới được tham dự. Nhưng vì buổi lễ hôm nay quá đặc biệt, nên ta xin phá quy định của Như Lai cho nhiều người tham dự, nhưng Bồ Đề Đath Ma khi ông nhận Tổ vị phải thực hiện đúng như lời dạy của Như Lai. Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma hứa với Tổ Bát Nhã Đa La: Kính bạch Thầy, con xin nghe lời đức Phật dạy và lời của Thầy.

Linh thiêng lễ truyền “Bí mật Thiền tông” 

Buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” do đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền đầu tiên theo lịch sử ghi lại có rất nhiều người tham dự. Còn hôm nay buổi lễ diễn ra truyền “Bí mật Thiền tông” lại là buổi lễ sau cùng tại nước Ấn cũng có số người tham dự rất đông. Có thể nói, đây là buổi lễ trang nghiêm thứ hai ở nước ấn đã diễn ra thật linh thiêng và huyền nhiệm:

Đúng 8 giờ sáng, tại lễ đài Thiền tông nơi Dại sảnh Hoàng Cung nước Nam Ấn, Đức vua, Hoàng hậu cũng như các quan, quân và những người có mặt đều quỳ gối trước Tôn Tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni để Tổ Bát Nhã Đa La tiến hành buổi lễ.

Bắt đầu là lời khấn thưa trình của Tổ Bát Nhã Đa La như sau: "Nam Mô Giáo Chủ Ta Bà Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Hôm nay là ngày mồng 8 tháng 4 năm Bính Dần, kỷ niệm ngày Đản Sanh của đức Thế Tôn, chúng con có hành Đại lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma con của đức vua Bồ Đề Anh Đa. Trước hết là lễ Dâng hương, sau đó là lễ truyền Thiền tông cho Bồ Đề Đạt Ma - nối dòng Tổ (thứ 28).

Khai lễ truyền Thiền tông với 52 câu kệ: Thiền Hoa nở tại Linh Sơn / Pháp thiền cao quý, tuyệt hơn ngọc vàng / Trải qua khắp chốn trần gian / Đi qua khắp nước hiện an nơi này / Con hãy nghe dạy của Thầy / Tìm nhiều phương cách, thiền đây lưu truyền / Hôm nay họ Bồ có duyên (tức Bồ Đề Đạt Ma) / Nhận được nguồn thiền, chỉ riêng một mình,

Ma ông biết được lặng thinh/ Những việc trong Tánh, Phật làm mà thôi / Thầy nay, xác nhận phải rồi / Không theo luân hồi, vật lý phải xa / Tất cả những vị ngộ ra / Chính tâm Thanh tịnh Thích Ca lưu truyền / Hôm nay con có đại duyên / Nhận được Nguồn thiền của Phật Thích Ca / Theo như lời dạy Phật Đà / Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền / Vị đó là người đủ duyên / Phải được truyền thiền để làm lòng tin / Tại nơi Hoàng cung hiển linh / Chính thức truyền thiền chứng nhận cho con.

Con nên giữ lấy trong lòng / Thầy truyền Bồ Đề làm Tổ tiếp theo / Vượt qua bể khổ hiểm nghèo / Chỉ cần thanh tịnh, giầu nghèo màng chi / Con phải cố gắng truyền đi / Nhiều người hiểu được, thiền thì dài lâu / Thiền tông không cần nguyện cầu / Chỉ cần thanh tịnh, bể dâu không màng / Tâm mình thanh tịnh bình an / Vượt qua bể khổ để về nhà xưa.

Thiền tông không cần sớm trưa / Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn / Được vậy, là được bình an / Luân hồi sinh tử, buộc ràng phải thôi / Con nay đã ngộ được rồi / Thầy cấp chứng nhận, ngộ rồi thiền Thanh / Con nay không phải đua tranh / Pháp thiền Thanh tịnh, dành người ngộ ra / Hôm nay, thay Phật Thích Ca / Chính thức truyền Pháp, Đạt Ma nhận thiền / Con phải cố gắng giữ riêng / Để về nhà cũ chỉ riêng từng người.

Buổi lễ hôm nay thật tươi / Người trong Hoàng tộc, vui cười chúc vang / Bồ Đề hai tám bình an (đời tổ 28) / Vì được Bát Nhã truyền sang pháp thiền / Thiền tông quả thật linh thiêng / Bồ Đề nhận thiền đem đến phương Đông / Nhiều người xứ ấy ngóng trông / Pháp thiền tuyệt quý, do con giữ gìn / Con nay nhận lấy, lặng thinh / Không thể nói được, tự mình biết thôi / Xuống thuyền vượt biển ra khơi / Khi gặp người muốn buông lời trình ra / Ở trong Huyền ký Thích Ca / Đã nói thật rõ, cao xa pháp thiền / Con đi mong được bình yên / Khi nào trao được, Pháp Thiền là xong.

Tổ Bát Nhã Đa La vừa đọc 52 câu kệ truyền Thiền tông cho ngài Bồ Đề Đạt Ma xong, Nhà vua và Hoàng hậu cũng như những người trong Hoàng tộc hết sức vui mừng, riêng đức vua Bồ Đề Anh Đa, đứng lên cám ơn Tổ Bát Nhã Đa La và đọc lên bài thơ 24 câu tiễn con và đoàn tùy tùng xuống thuyền về phương Đông như sau: Thiền tông khởi đến phương Đông/ Giúp người giác ngộ Thiền tông Phật truyền / Con đi mong được bình yên/ Mau mau tìm người chuyển riêng pháp thiền.

Mẹ cha gần sắp quy Thiên/ Con dẫn Nguồn thiền của Phật Thích Ca / Mẹ cha nay tiễn con ra / Bến sông Nhật Quý, để ra biển trời/ Cha Mẹ dạy con mấy nhời / Không được phụ lời của Đấng Từ Bi / Thiền tông bí mật diệu kỳ/ Phải truyền cho được người trì phương Đông / Dù cho gian khổ long đong/ Cũng phải một lòng truyền thiền Thích Ca / Cha đọc Huyền ký hiểu ra/ Lời dạy Phật Đà, sau rốt là con/ Nước Ấn từ nay không còn/ Pháp thiền Thanh tịnh không còn ở đây/ Trước đi phải tạ ơn Thầy/ Cũng là cha mẹ, tại đây xa lìa/ Cha mẹ sẽ về bên kia/ Các con ở lại, truyền Thiền sâu xa / Con phải nghe lời Thích Ca/ Làm tròn sứ mạng mẹ cha vui mừng.

Khi đức Vua đọc 24 câu thơ, tiễn ngài Bồ Đề Đạt Ma dẫn nguồn Thiền tông về phương Đông xong, ai ai cũng cảm động, ngậm ngùi và khóc.

Thực hiện huyền nhiệm của đức Phật và sứ mệnh Tổ thầy cũng như Phụ vương trao truyền, Bồ Đề Đạt Ma dời xứ Ấn Độ dẫn mạch nguồn Thiền tông về phương Đông. Nước lớn đầu tiên ngài tới là Trung Hoa, sau đó đến Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan và một số nước khác. 

(Đón đọc: Vì sao Bồ Đề Đạt Ma quẩy gánh chỉ với 1 chiếc dép?)

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.