Hành trình của gió

Hành trình của gió
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cảm giác mách rằng mình đã đi đúng đường dù cảnh vật thay đổi quá nhiều, ông Hiển rẽ vào con ngõ có giàn hoa giấy.

Bên trong là mảnh vườn nhỏ trồng hướng dương. Đây rồi, đúng như ông bạn miêu tả qua điện thoại. Dừng xe máy ở góc sân, nơi có mấy chiếc xe đạp đang dựng gọn gàng. Tiến thêm mấy bước nữa, ông thấy mấy học sinh đang đọc sách. Đang lật giở cuốn Nắng đồng bằng, ông Đông ngẩng lên: “Trời ơi, ông Hiển. Ông Hiển đây rồi”.

Đưa tay bắt tay khách, ông Đông dẫn ông Hiển ra bàn nước bằng đôi chân tập tễnh. “May quá, tôi cũng vừa pha ấm trà. Chắc đã ngấm rồi đây”. Cuộc chuyện trò diễn ra sôi nổi bên dưới tán cây khế lúc lỉu quả. Hai lồng vành khuyên treo hai bên. Lúc hai học sinh đến trả sách cho thư viện, ông Đông giới thiệu qua: “Các cháu ạ, đây là ông Hiển, một đồng đội của ông từ hồi chiến tranh đến thăm. Các cháu trả sách thì gặp bà Nhật, hoặc chú Oanh giúp ông nhé”.

Trong lúc chờ đợi thêm đồng đội đến, ông Đông rút ra tập sách sách in, trong đó có in một bài đã viết về ông Hiển. Ông Đông giở đúng trang có in bức thư được viết từ chiến trường.

- Để tôi ký tặng ông. Đấy, từ ngày gặp ông, viết lách tí chút, rồi cũng chưa có điều kiện in luôn. Từ đó đến nay cũng đã mấy năm trời…

***

Học hết lớp 7, Hiển được cử đi học Thiếu sinh quân, rồi được đưa về chiến trường B1 hoạt động. Trước khi vào lòng địch, những người như Hiển đều được truy điệu sống. Qua bao năm tháng gian khổ, chính Hiển chẳng nhớ mình đã bị thương bao nhiêu lần. Đồng đội nể Hiển. Anh làm gì cũng nhanh như gió. Nhiều trận đánh anh xông vào ổ địch như vào chỗ không người. Một đợt, sau khi thoát chết bởi một quả bom nổ cách mình mấy chục mét, nằm dưới sao trời và tiếng súng vẫn đì đùng phía xa, Hiển bỗng nhớ bố mẹ và người con gái hàng xóm nết na. Người con gái mà anh đã ôm hình bóng theo suốt bao cung đường. Chàng chiến sĩ trẻ liền viết thư, giấu trong ba lô rồi nhờ một đồng đội bị thương phải ra Bắc điều trị gửi giúp. Nhưng người đồng đội đi đến Quảng Ngãi thì bị giặc mai phục, xả súng dã man nên đã hy sinh.

Địch vừa rút đi thì một tốp bộ đội của ta làm nhiệm vụ đi qua nơi này. Cánh rừng lặng im. Máu dính hằn lên đất, khô quặn. Anh Đông nhận ra bộ đội của ta nên mau chóng mai táng người chiến sĩ hy sinh. Trong hành trang của người chiến sĩ còn có bức thư chờ gửi. Theo địa chỉ, anh tìm đến nhà bố mẹ Hiển và cũng được dẫn đến nhà gặp cô người yêu của Hiển. Đông tưởng người chiến sĩ mình đã mai táng là Hiển, nên một mực nói với ông bà: “Cháu đã chôn anh Hiển nhà bác”.

Bố mẹ Hiển nén nỗi đau, cảm ơn Đông. Người bùi ngùi: “Con bác hy sinh rồi. Bác mong sau này có thêm nhiều cơ hội được gặp nhau”. Người chiến sĩ trẻ trở về đơn vị. Ngoài mặt trận, chiến tranh ác liệt, Hiển bị thương, được điều trị nửa năm rồi trở lại chiến trường chuẩn bị chiến dịch Mùa Xuân năm 1975. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Hiển về đơn vị, chuyển ra đóng quân ở Lạng Sơn.

Hơn mười năm xa quê hương Hiển mới được về thăm nhà. Đó là một ngày niềm vui phơi phới hiện lên trên mặt anh. Quê hương bình yên đón anh.

Bước vào ngôi nhà cũ kỹ nhưng thân thương, nhìn lên bàn thờ anh thấy di ảnh mình kèm bát hương. “Chuyện gì đã xảy ra?”. Khi quay ra thì gặp bố, hai bố con nhìn nhau ngỡ ngàng, mọi thứ xung quanh bỗng run rẩy. Mẹ Hiển mừng suýt nữa ngất. Ông bố hét lên: “Trời ơi, chúng nó nói con tao chết rồi. Nó vẫn sống và nó trở về đây này”. Hôm đó, Hiển không thể nào tả hết niềm sung sướng của các thành viên trong gia đình.

Được về công tác ở địa phương, bố mẹ muốn anh lấy vợ, nhưng có phần nào buồn vì biết cô hàng xóm đã không thể đợi được mình, đã tình nguyện lấy một thương binh, Hiển nhiều lần tìm cách “hoãn binh”. Vả lại, Hiển cũng nghĩ mình đã nhiễm chất độc da cam, nên còn điều lấn cấn.

Ba năm sau đơn vị cho giải ngũ, anh xây dựng gia đình, trở về địa phương gắn bó với ruộng đồng. Nhờ năng động, lại có khát vọng biến vùng đầm bỏ hoang đầu xã thành trang trại, anh xin được đấu thầu, bắt tay vào cải tạo mảnh đất khó. Nỗi lo âu đã bị đẩy lui khi lần lượt ba người con được sinh ra đều khỏe mạnh, thông minh. Có chút của ăn, của để, anh bàn với chị nhà: “Mình cai quản trang trại, tôi đi buôn nhé, tất nhiên tôi vẫn hậu thuẫn mình khi cần thiết”.

Hiển mạnh dạn buôn muối và nhiều thứ gia vị khác, những thứ mà theo anh sẽ giúp bữa cơm đậm đà hơn. Đồng đội hỏi, anh bảo: “Buôn muối để đời mình không nhạt”. Có bản lĩnh, lại chịu khó nên chuyện kinh doanh của Hiển thành công rực rỡ. Có vốn liếng, anh quay lại hỗ trợ đồng đội cũ và những cựu binh trở về địa phương lăn lộn với ruộng vườn. Ngôi nhà của anh trở thành địa chỉ để các thương binh, cựu binh gặp nhau, trao đổi cách thức làm ăn.

Anh thường nói với vợ: “Mình à, chúng ta được trời ban cho sức khỏe, may mắn. Nhưng đồng đội của tôi nhiều người còn khó lắm. Có người đầu tắt mặt tối, làm chẳng đủ ăn, dù được Nhà nước quan tâm rồi. Họ cần chúng ta giúp”. Người vợ hiểu chồng. Chị sẵn sàng giúp đồng đội của chồng về cây giống, thậm chí đầu tư vốn để họ có điều kiện làm trang trại.

Một lần, sau khi gặp mặt đồng đội cũ, cùng vào thăm Nghĩa trang Trường Sơn, Hiển bất ngờ gặp ngôi mộ của mình. Trong đầu như có một luồng xung điện chạy lan ra, tỏa đến khắp cơ thể. Anh tự nhủ: Vậy là, sự việc nhầm lẫn năm đó vẫn chưa được đính chính. Người chiến sĩ nằm dưới mộ này cần được trả lại tên thật… Thế rồi, chính anh đã đôn đáo kết nối, tìm hiểu thông tin để đưa người đồng đội bao năm mang tên mình về quê nhà.

Làm xong việc nghĩa, anh lại bàn với vợ:

- Tôi nghĩ kỹ rồi mình ạ. Tôi và mình cũng đã có tí chút tích lũy, con cái đứa nào cũng ngoan, chẳng phải bận bịu lo chuyện cái ăn, cái mặc nữa. Tôi sẽ đi tìm hiểu thông tin, tìm mộ liệt sĩ, những đồng đội của tôi.

Những tưởng chị vợ sẽ phản đối, hoặc lấn cấn. Nào ngờ, chị nhìn sâu vào mắt chồng, dõng dạc:

- Em hiểu lòng chồng. Việc nghĩa với đồng đội đâu phải bây giờ chồng mới làm. Em chẳng sến súa gì đâu. Chồng cứ làm đi. Công việc ở nhà em quán xuyến được. Chỉ cần hứa, mỗi năm cho em về nguồn, thăm lại chiến trường xưa một lần.

Có được sự động viên của vợ, lòng Hiển lâng lâng. Anh tự giao nhiệm vụ nặng nề cho mình. Lần theo địa chỉ bố mẹ để lại, Hiển đã tìm gặp Đông, người đã vượt bao chặng đường gian nan để mang bức thư về cho gia đình anh. Gặp Hiển, được kể lại sự tình, Đông ôm chầm lấy: “Ôi, vậy là tôi đang đứng trước mặt một anh hùng, người có tới hai mộ, một ở Trường Sơn, một ở quê nhà. Người đã thắp hương lên mộ mình. Điều gì cũng có thể xảy ra trong chiến tranh”.

***

Đến giờ đã là năm thứ mười bảy, ông Hiển trở thành “quân bưu”, kết nối tìm mộ liệt sĩ. Từ quê hương cho đến dọc dãy Trường Sơn, các nghĩa trang trên mọi miền đất nước đều đã in hằn dấu chân của ông. Đi đến đâu ông cũng ghi chép đầy đủ họ tên, quê quán của liệt sĩ rồi lại quay về lần theo địa chỉ có sẵn tìm đến thông báo cho các thân nhân được biết liệt sĩ đang nằm tại đâu để họ đưa đồng đội về quê nhà. Với những liệt sĩ vô danh, ông đều cố gắng vận dụng kinh nghiệm dò hỏi thêm thông tin các đơn vị đã từng chiến đấu các chiến trường và sau đó đi tìm thân nhân cho họ.

Rưng rưng nhìn lại trang đầu bức thư được in trọn trong trang sách, ông Hiển ngậm ngùi.

- Tôi vẫn còn một điều trăn trở, đó là vẫn chưa tìm được liệt sĩ Hoàng, anh trai của Tâm, cô gái hàng xóm. Bố mẹ Tâm khi còn sống cũng đã gặp tôi để nhờ.

- Hẳn ông đã đi tìm? - ông Đông hỏi.

- Thú thực, lúc đầu tôi có chút ngại, là Tâm đã lấy người khác. Sau đó tôi nghĩ, mỗi người đều có phúc, có phần rồi. Vả lại liệt sĩ nào cũng xứng đáng được trở về với quê hương. Nhưng Tâm lại nghĩ rằng tôi cố tình không giúp gia đình cô ấy. Cô ấy vẫn nghĩ, tôi giúp được bao nhiêu người, tại sao lại không tìm được mộ của anh trai cô ấy.

Ông Đông chiêu thêm trà, dõng dạc:

- Có lẽ, tôi sẽ cùng ông tiếp tục nhiệm vụ đó. Tôi sẽ để vợ tôi trông thư viện một thời gian. Năm đó, trao thư cho Tâm, cô ấy khóc nhiều lắm. Hẳn là cô ấy vẫn còn nhớ tình cảm của ông.

Ông Hiển và ông Đông nhìn nhau. Ánh mắt của ông Đông tiếp thêm nhiệt huyết cho ông. Phải lắm! Ông tự nhủ, với bài viết “Giấc mơ của cơn gió”, ông Đông đã ưu ái mình, bom đạn kẻ thù không giết được mình, lẽ nào bó tay trước khó khăn này?

Nhìn ra vườn, hoa hướng dương trổ màu vàng thắm. Ông Hiển ôm chặt cuốn sách của ông Đông, ngẫm ngợi: Ông ấy cũng đâu kém cạnh. Có mặt trong những trận chiến quan trọng, sau ngày toàn thắng, ông Đông về học sư phạm và gắn bó với nghề dạy học đến khi nghỉ hưu. Lại là người ham đọc, ham học, nghỉ hưu rồi, ông mở thư viện để phục vụ dân làng.

- Ông đã bước vào nghề giáo và làm thư viện với đôi chận tập tễnh. Thật hay!

Ông Đông giơ cánh tay phải chỉ còn lại hai ngón, cười khơ khớ:

- Thì ông cũng đã làm bao việc nghĩa cho cuộc đời. Việc của tôi có mà nhỏ như con thỏ!

Ba đồng đội cũ của ông Đông đến. Chuyện xưa cũ trong chiến đấu, trong những ngả đường đời của những người từng vào sinh ra tử làm cho buổi hạnh ngộ trở nên sinh động hơn. Hoa trong vườn như vui lây, cứ tỏa ngào ngạt.

Một ngày rất nhiều nắng, ông và ông Hiển gói ghém lại đồ đạc, kết nối với cơ sở để chuẩn bị tối nay sẽ đi nhờ xe lên sân bay. Tối hoặc đêm mai sẽ có mặt ở Tây Ninh. Mảnh vườn trước nhà ông Hiển ngập sắc hoa. Nhiều nhất là thược dược, hướng dương, hồng cổ Sa Pa. Ông Đông bảo: “Anh em ta khí thế thật. Đúng là sắp sửa bước vào một trận đánh”.

Tin cùng chuyên mục

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Đọc thêm

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?
(PLVN) - Nỗi đau đó liên tục bộc lộ ra trong cuộc đời bạn, dưới dạng những phản ứng bốc đồng và những kiểu phản hồi cảm xúc thái quá. Đó chính là phần nội tâm thông tuệ, cũng là phần khổ đau đang khao khát được thừa nhận và chữa lành. Vậy đừng để đứa trẻ tổn thương kia trở thành người lớn đau khổ.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

Tàn lửa

Tàn lửa
(PLVN) - Truyện tranh Việt Nam của họa sĩ Lilywiu mang tên “Tàn lửa” do Wings Books (Nhà xuất bản Kim Đồng) phát hành, kể lại một câu chuyện đầy sức nặng về tình cảm gia đình, lòng tham hư vinh và thử thách niềm tin trong mỗi con người.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes
(PLVN) - Roland Barthes là một nhân vật lớn trong lịch sử văn học và triết học của thế kỉ XX. Là một trong những người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học Pháp, các tư tưởng của Roland Barthes đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều trường phái lý thuyết, bao gồm cấu trúc luận, ký hiệu học, lý thuyết xã hội và hậu cấu trúc luận,...

Ánh lửa trên đồi quyên thảo

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Đã bao năm chị vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Sáng nay cũng vậy, khi lũ chim trên đồi quyên thảo thức giấc, chị lại trở dậy ngồi bên bếp lửa.

“Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”

Ra mắt sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. (Ảnh: BTPNVN)
(PLVN) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hiện lưu giữ hàng nghìn lá thư thời chiến của những người phụ nữ, thể hiện tâm tư của những đôi lứa yêu nhau phải tạm chia xa, của những người vợ đợi chồng, những người con nhớ mẹ, những người chị ngóng tin em... Sự ngăn cách giữa hậu phương và tiền tuyến khiến họ đành gửi gắm yêu thương, vui buồn cuộc sống và động viên nhau qua những lá thư.

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud
(PLVN) - Nhằm giúp công chúng tiếp cận với những vấn đề triết học căn bản, triết gia Yves Michaud đã có những buổi thảo luận triết học với một nhóm thanh, thiếu niên và ghi chép, tổng hợp lại trong cuốn sách “Biết tuốt về triết”.

Chuyện của bà

Ảnh minh họa truyện. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Phải nói chưa có một gia đình nào phức tạp như gia đình tôi, phức tạp từ những mối quan hệ trong gia đình, phức tạp từ bản tính của từng con người với mỗi tính cách khác nhau nhưng đều khó hiểu, cho đến phức tạp hoàn cảnh gia đình. Nhưng có lẽ phức tạp nhất đó là mối quan hệ giữa ông bà tôi, một mối quan hệ mà từ lúc bé tôi chẳng hiểu rõ đó là yêu thương hay tất cả đều đã phai nhạt qua thời gian và năm tháng.

Một đứa trẻ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác nóng bỏng tay khi bế trên tay hình hài bé nhỏ ấy, cứ tựa như một cảm giác vô cùng hạnh phúc nhưng cũng chớm đầy những âu lo.

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt
(PLVN) - Những ngày cuối năm chộn rộn, trên tầng cao khu phố cổ Hà Nội, nhà văn Di Li cho ra mắt “Tật xấu người Việt”, như một sự tự trào. Bởi cuốn sách dành cho những người đã trưởng thành, phàm đã là người Việt, dường như ai cũng thấy có mình trong đó…

Bên mẹ mùa xuân

Ảnh minh họa của Văn Lang
(PLVN) - Nhìn dáng bố mẹ lụi cụi, xăm xăm lấy cho con cái này, đưa cho cháu cái kia với vẻ rạng rỡ, mừng vui… dường như anh chị đều hiểu: “Với bố mẹ, dù các con đã ngoài năm mươi tuổi thì vẫn luôn là những đứa trẻ thơ”. Bên mâm cơm chiều Ba mươi Tết, chén rượu ấm nồng khiến những người con xa quê thêm cay khóe mắt.