Hải Dương quan tâm phát triển các vùng nuôi tập trung và ứng dụng KHKT vào nuôi trồng thủy sản

Được đánh giá là hộ nuôi cá giỏi nhất của HTX, ông Đã cho biết, tuân thủ quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu để cho năng suất cao.
Được đánh giá là hộ nuôi cá giỏi nhất của HTX, ông Đã cho biết, tuân thủ quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu để cho năng suất cao.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm qua, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương liên tục tăng. Các hộ nông dân đã tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (HKKT) mới, cá sinh trưởng và phát triển tốt; giá bán cao, thị trường tiêu thụ ổn định đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Báo cáo tình hình kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Hải Dương cho thấy, sản xuất nông- lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đạt kết quả khá. Giá trị sản xuất ước đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1%, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 198,6 triệu đồng/ha vượt mục tiêu tỉnh đã đề ra.

Trong đó sản xuất thủy sản của Hải Dương phát triển ổn định, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 12.455 ha (tăng 0,3% so với năm 2022). Tổng sản lượng thủy sản năm 2023 ước đạt 105.669 tấn (tăng 8,0% so với năm 2022). Trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 103.395 tấn (tăng 7,7% so năm 2022). Sản lượng khai thác nội địa ước đạt 2.274 tấn (tăng 19,6% so năm 2022).

Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương đánh giá, năm 2023 giá thức ăn không tăng; giá các loại thủy sản duy trì ổn định. Giá bán bình quân các mặt hàng thủy sản: cá rô phi 31-34.000đ/kg; trắm cỏ 52-54.000đ/kg; cá chép 42-45.000đ/kg; cá nheo mỹ 70-80.000 đ/kg; cá trắm giòn, chép giòn 100-120.000đ/kg...

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 198,6 triệu đồng/ha vượt mục tiêu tỉnh Hải Dương đã đề ra

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 198,6 triệu đồng/ha vượt mục tiêu tỉnh Hải Dương đã đề ra

Khoảng 75% sản lượng cá cung cấp ra thị trường được nuôi trong ao. Do đó Hải Dương rất quan tâm đến việc phát triển các vùng nuôi tập trung và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Toàn tỉnh hiện có 214 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, với quy mô từ 5ha trở lên, tổng diện tích 4.889ha; 90% diện tích sản xuất thủy sản của địa phương được nuôi trồng theo hình thức thâm canh và bán thâm canh.

Thôn Tòng Hóa (xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện) là nơi có vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt và thành lập từ năm 2006, hằng năm vùng nuôi này xuất ra thị trường khoảng 1.500 -1.600 tấn cá các loại.

Ông Nguyễn Văn Nguyện, cho biết gia đình ông bắt đầu nuôi cá từ năm 2015. Với 2 ao nuôi có tổng diện tích khoảng 14 sào, một năm ông Nguyện thu được khoảng 25 tấn cá, trừ hết chi phí, gia đình ông Nguyện thu lãi khoảng 150 triệu đồng.

90% diện tích sản xuất thủy sản của Hải Dương được nuôi trồng theo hình thức thâm canh và bán thâm canh

90% diện tích sản xuất thủy sản của Hải Dương được nuôi trồng theo hình thức thâm canh và bán thâm canh

Được đánh giá là hộ nuôi cá giỏi nhất của HTX, ông Đã cho biết: Gia đình ông mới bắt đầu nuôi cá cách đây 7 năm. Với 6 sào ao, năm đầu do chưa có kinh nghiệm ông chỉ lãi được hơn 10 triệu đồng. Những năm sau, ao cá này đều cho thu nhập từ 60-70 triệu đồng/năm. Điển hình lứa cá năm ngoái, gia đình ông Đã thu được 9,5 tấn cá, lãi gần 100 triệu đồng/6 sào ao/năm. Ông Đã chia sẻ “bí kíp”: Do nuôi thâm canh nên mật độ cá trong ao rất dày để không xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước, dịch bệnh, cá thiếu ôxy người nuôi như chúng tôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu xử lý nước, chọn con giống, thức ăn, phòng bệnh…

“Bên cạnh đó, nếu thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều chúng tôi cũng phải thay đổi chế độ ăn, bổ sung vitamin, tăng thời lượng quạt sục khí hoặc bón thêm vôi…cá phát triển đồng đều, khỏe mạnh thì năng suất sẽ cao”. Ông Đã cho biết.

Anh Đặng Văn Tuyền- Giám đốc HTX dịch vụ Thủy sản Đoàn Kết chia sẻ, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở thôn Tòng Hóa của xã có tổng diện tích 87,7ha, còn toàn xã có khoảng 120ha nuôi cá với khoảng 450 ao và 350 hộ nuôi. Anh Tuyền đánh giá: Nuôi cá cho thu nhập gấp từ 5-7 lần so với trồng lúa, nghề này đã mang đến cuộc sống ổn định khấm khá cho người dân địa phương chúng tôi.

Ngoài nuôi cá theo phương thức truyền thống trong ao, khoảng gần 25% sản lượng xuất ra thị trường của tỉnh Hải Dương là từ các lồng bè. Trên địa bàn tỉnh hiện có 9 huyện, thành phố, thị xã tham gia nuôi cá lồng trên sông; tổng số lồng 7.811 lồng. Sản lượng nuôi lồng ước đạt 24.097 tấn (tăng 8,1% so năm 2022). Ngoài các đối tượng cá truyền thống như cá rô phi đơn tính, cá trắm cỏ, cá chép, các lồng còn phát triển nhiều loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như như cá diêu hồng, cá nheo mỹ, cá trắm nuôi giòn, chép nuôi giòn, cá tầm ...

Để chủ động con giống, tỉnh Hải Dương duy trì và phát triển nhiều cơ sở sản xuất giống nhân tạo có sản lượng lớn là: Công ty CP cá giống Ninh Giang, HTX Thủy sản Dung Quất, Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giống Thủy sản Tứ Kỳ, Công ty TNHH MTV Nguyễn Đức Chí, HTX sản xuất và thương mại thủy sản Xuyên Việt, HTX Thủy sản Duy Tuyền...

Các cơ sở sở này, tập trung ương dưỡng cá giống: trắm cỏ, cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá rô đồng, cá trê, ếch .... Tổng sản lượng giống thủy sản năm 2023 của tỉnh đạt 1.807 triệu con (tăng 11,8% so năm 2022).

Tin cùng chuyên mục

Phiên chợ 'mở đường' cho đặc sản miền núi Quảng Ngãi đến gần người tiêu dùng

Phiên chợ 'mở đường' cho đặc sản miền núi Quảng Ngãi đến gần người tiêu dùng

(PLVN) - Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi có rất nhiều sản phẩm chất lượng, nhưng “rào cản” về địa hình, giao thông khiến người tiêu dùng ít biết đến. Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm của Hội nông dân tỉnh này đã góp phần quảng bá, tăng thu nhập và thúc đẩy công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Đọc thêm

Lạng Giang (Bắc Giang) mở rộng diện tích trồng hoa vụ Tết

Nông dân xã Quang Thịnh làm đất trồng hoa vụ đông.
(PLVN) -Trồng hoa dịp cuối năm giúp người dân có lợi nhuận cao. Ngành Nông nghiệp huyện Lạng Giang (Bắc Giang) cho biết, doanh thu từ trồng hoa đạt hơn 130 tỷ đồng mỗi năm, người dân lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào. Có được hiệu quả này là do các cơ sở trồng hoa lựa chọn những loại giá trị cao, nhu cầu lớn dịp Tết...

Thường Tín thẩm tra kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Tân Minh, nông thôn mới kiểu mẫu xã Văn Bình

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) -  Trong 2 ngày 20 và 21/11, Hội đồng thẩm tra xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024 do đồng chí Bùi Công Thản - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) làm trưởng đoàn đã về thẩm tra kết quả xây dựng NTM nâng cao tại xã Tân Minh và NTM kiểu mẫu tại xã Văn Bình.

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia
(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Sốp Cộp xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường

Người dân phấn khởi đi lại trên những tuyến đường bê tông sạch đẹp tại huyện Sốp Cộp.
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện đồng bộ các tiêu chí. Đặc biệt là tiêu chí môi trường luôn được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân chú trọng triển khai thực hiện, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Hải Phòng có thêm 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Năm 2024, TP Hải Phòng phấn đấu có thêm 53 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 44 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
(PLVN) - Mới đây, UBND TP Hải Phòng đã họp triển khai một số nội dung thuộc Kế hoạch xây dựng Nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đồng thời, Hải Phòng công bố việc công nhận thêm 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Bước tiến mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Sóc Sơn

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn chúc mừng xã Quang Tiến đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
(PLVN) -  Nằm ở phía Tây huyện Sóc Sơn, sau khi đạt xã nông thôn mới vào năm 2017, chính quyền địa phương xã Quang Tiến đã xác định rõ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và có ý nghĩa lớn đối với đời sống xã hội. Đến nay địa phương đã đạt được mục tiêu trên, góp phần cải thiện toàn diện đời sống cho người dân.

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.