Hải chiến Trường Sa trong ký ức cựu binh Gạc Ma

Đại diện của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh đến thăm, tặng quà cho cựu binh Lê Hữu Thảo.
Đại diện của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh đến thăm, tặng quà cho cựu binh Lê Hữu Thảo.
(PLO) - Là một trong hơn 10 cựu chiến binh trở về sau trận hải chiến Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) năm 1988, ông Lê Hữu Thảo chưa bao giờ quên những ký ức bi hùng của 26 năm về trước. Sau những năm tháng phải đi ở trọ, giờ đây người cựu binh đã có một căn nhà nhỏ để “an cư lạc nghiệp”, những kí ức ngày nào cứ hiện về trong ông…. 
Kí ức Gạc Ma
Cựu binh Lê Hữu Thảo (50 tuổi, trú phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) là Tiểu đội trưởng của một trong hai trung đội chiến đấu mà Lữ đoàn 146 gấp rút thành lập trước khi tàu HQ-604 được lệnh rời Cam Ranh ra bảo vệ Gạc Ma đầu tháng 3/1988. 
Trong trận hải chiến lịch sử ngày 14/3/1988, ông Thảo cùng Đậu Xuân Tư, Hoàng Trọng Chúc... được giao xuống bãi đá ngầm san hô, cảnh giới và bảo vệ cho lực lượng công binh dựng cờ. Trong tay chỉ có hai khẩu AK, nhưng họ phải mặt đối mặt với hơn 50 lính Trung Quốc trang bị súng và tàu chiến.  
Cựu binh Thảo đã đứng ở Gạc Ma khi đại bác, đại liên, tiểu liên... của quân xâm lược bắn liên tiếp vào ông và các đồng đội của mình. Ngay sau khi im tiếng súng, ông một mình bơi ra cứu Hoàng Bùi Hải - nay là Đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Thanh Hóa. 
Tiếp đó, ông cùng những người sống sót khác cứu sống Nguyễn Văn Lanh - người về sau được phong anh hùng.
Cựu binh Thảo kể lại sự việc trong buổi sáng ngày ấy: “Sáng sớm ngày 14/3, tôi được chỉ huy giao nhiệm vụ mang theo hai khẩu AK47, cùng vài đồng đội đi cắm cờ và bảo vệ cờ. Khi mọi người đang làm nhiệm vụ thì bốn tàu khu trục của Trung Quốc ập đến, với khoảng 50 người được trang bị vũ khí, đổ bộ xuống bao vây lấy chúng tôi. 
Hai bên đánh giáp lá cà, chúng tôi đã đánh bật chúng, bảo vệ thành công lá cờ Tổ quốc. Bất ngờ chúng quay lại nổ súng vào chúng tôi. Anh Trần Văn Phương bị trúng đạn, những chiến sĩ công binh anh dũng xông lên bảo vệ và giương cao lá cờ, nhiều người lần lượt ngã xuống. Đối phương nã pháo liên tiếp vào Gạc Ma và tàu HQ-604. Trong cuộc chiến không cân sức này, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh…”.
Cựu binh Lê Hữu Thảo và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Cựu binh Lê Hữu Thảo và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. 
Sau sự kiện Gạc Ma, ông Thảo trở thành tâm điểm của báo chí, được ghi danh vào bảng vàng của Hải quân Việt Nam.
Cựu binh thoát cảnh “đi ở trọ”
Sau khi trở về quê hương ông sang Đức lao động. Về nước, ông vật lộn nhiều nghề để kiếm sống, kết duyên với một cô gái người Bắc và có một cậu con trai đã 15 tuổi. Tuy nhiên, hạnh phúc không trọn vẹn, cả hai người chia tay. Từ đấy ông nay đây mai đó, vật lộn đủ nghề và thuê phòng trọ để sinh sống. 
Vào năm 2014, hạnh phúc một lần nữa mỉm cười với ông khi kết hôn với chị Nguyễn Thị Hải (26 tuổi, trú Hà Tĩnh), tuy nhiên cuộc sống 2 vợ chồng cũng bấp bênh, nhà không có, gia đình ông phải đi ở trọ. 
Vào sáng 5/2, Chương trình "Nhịp cầu Hoàng Sa" phối hợp với chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao nhà mới cho cựu binh Lê Hữu Thảo. Căn nhà 4 gian (bao gồm cả phòng bếp) rộng 110 m2, nằm ở phường Thạch Linh (Thành phố Hà Tĩnh) do Chương trình "Nhịp cầu Hoàng Sa" cùng một số cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm xây tặng là ngôi nhà lớn đầu tiên mà ông Thảo cùng người vợ trẻ sở hữu. 
Đại diện Chương trình "Nhịp cầu Hoàng Sa", ông Đỗ Thái Bình (kỹ sư đóng tàu) cho biết, mục đích của chương trình là tri ân những người đã có công với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. 
“Những người lính đã hi sinh trong trận hải chiến và cả những người sống sót trở về đều đáng phải được biểu dương và trân trọng”, ông Bình nói.
Xúc động trước tấm lòng của mọi người dành cho mình, cựu binh Lê Hữu Thảo tâm sự, ông thật sự vui sướng, qua nhiều năm đi ở trọ, giờ đây ông đã có căn nhà che mưa, che nắng để chăm sóc cho gia đình nhỏ. 
“Tôi rất nhớ thương các đồng đội của tôi, những người đã nằm lại nơi biển khơi, và cả những người đã may mắn sống sót trở về nay vẫn còn sống trong gian khó. Với tôi, giờ nếu Tổ quốc cần tôi vẫn sàng sàng tiếp tục ra trận chiến đấu…”, ông Thảo nói.
Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội - Dương Trung Quốc cũng đến tham dự buổi lễ bàn giao nhà và bày tỏ: “Truyền thống của người Việt là “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Việc làm này thể hiện đạo lý và tình cảm trân trọng đối với những con người đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ biển đảo. Nó thúc đẩy lòng tự hào, ý thức của mọi người trong việc góp sức xây dựng đất nước vững mạnh”./.

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.