Không để Trung Quốc áp dụng “Luật Biển 1982” bằng “Luật rừng”

Không để Trung Quốc áp dụng “Luật Biển 1982” bằng “Luật rừng”
(PLO) - Là “sinh viên xếp bút nghiên” từng trực diện chiến đấu  bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc . TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam)có bài viết chia sẽ kinh nghiệm và bài học xương máu trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia!        
Năm 1977 cầm trong tay cuốn “Luật Biển” dự thảo, tôi đã xúc động trước những thuật ngữ hấp dẫn chưa từng thấy: “Nội thủy, đường cơ sở, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT )  …”,  mãi 5 năm sau Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển -gọi tắt là “Công ước về Luật Biển 1982” (UNCLOS) mới được 107 quốc gia ký cam kết phê chuẩn trong đó có VN và Trung Quốc. 
Có thể nói  sau Hiến chương LHQ 1945 thì “Luật biển 1982” được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. 
Lúc đó trên biên cương “sinh viên xếp bút” chúng tôi ngày đêm vẫn  mặt sạm khói đạn sinh tử để giữ từng tấc đất .  
Theo UNCLOS, Việt Nam được thừa nhận có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng ĐQKT rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất cũng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Vụ  dàn khoan DH- 981 của TQ xâm nhập cách đường cơ sở 119 hải lý như vậy đã đi vào vùng ĐQKT của ta  81 hải lý, đó thực sự là một việc  “vi  Hiến” quốc tế nghiêm trọng . (Ảnh:  sơ đồ mặt bằng mô tả các vùng biển theo Công ước Luật Biển 1982) .
“Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”
Giữa lúc thế giới và Việt Nam đang hân hoan kỷ niệm ngày hội Thống nhất non sông 30/4, chào đón ngày Quốc tế lao động 1/5 thì TQ đã lợi dụng thời điểm thiêng liêng đó để đặt giàn khoan HD 981 trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 
Đất, trời, biển của ta được đánh dấu bằng mốc chủ quyền “Nam quốc sơn hà chi hữu chủ” từ tuyên ngôn Lý Thường Kiệt, nay lại được Công ước Luật Biển 1982– là “Hiến Pháp” đặc biệt sau Hiến chương Liên hợp quốc thừa nhận, bảo hộ … 
    Từ vị thế nô lệ bị chia cắt, VN đã độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đã vươn mình “Phù Đổng Thiên Vương”. Từ vị thế bị ngoại bang dùng “nồi da xáo thịt” chính sách “chia để trị - dùng người Việt giết người Việt”, nay 90 triệu dân VN cùng 5 triệu kiều bào đều có chung 2 tiếng “Tổ Quốc” và nặng tình 2 chữ “Đồng bào”. 
Nay thế giới đã hiểu Việt Nam hơn bao giờ hết về một dân tộc “lấy đại nghĩa thắng hung tàn” dám nhảy vào lửa cứu một đất nước cận kề bên miệng hố diệt chủng, các cường quốc trên thế giới trước đây từng đối mặt trên chiến tuyến nay đều đã trở thành “đối tác chiến lược” Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên toàn cầu. 
Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ ,Tổng thư ký ASEAN ,là thành viên hiệp hội APEC , chúng ta có Quân Đội “bách chiến bách thắng” hiện đại chính quy tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới …VN đã phóng thành công 2 vệ tinh Vinasat khẳng định chủ quyền về không gian vũ trụ, có cả một hệ thống truyền thông phủ khắp toàn quốc và thế giới... 
“Nổi trống lên” cho rền vang sông núi đánh động toàn cầu để cảnh giác: Nhân loại đang tôn trọng Luật Biển 1982 thì Trung Quốc đang áp dụng trên biển Đông bằng “Luật rừng”. “Nổi trống lên “ để vạch trần - xua đuổi kẻ “vi Hiến”, để toàn thế giới biết mà cùng đoàn kết đấu tranh chống lại cường quyền, để các nước ASEAN nhìn thấy tham vọng “đường lưỡi bò” trái phép của TQ.  
Phương châm kiên trì “Bám thắt lưng …mà đuổi”! 
Ngày 4/11/2002 Trung Quốc và các nước ASEAN ký Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC). Cam kết giữa người đứng đầu hai Nhà nước, hai Thủ tướng về vấn đề biển Đông còn chưa ráo mực, lời hứa Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông đầy đủ hơn (COC) vẫn còn đó. Vậy mà TQ đơn phương làm dậy sóng biển Đông là thực sự vừa “Vi Hiến” quốc tế vừa trái đạo lý. 
VN có sáng kiến “xây dựng lòng tin” nhưng lòng tin lúc này đang bị “đánh cắp”. Chưa lúc nào cộng đồng quốc tế từ nhiều chính kiến khác nhau đồng lòng lên tiếng ủng hộ VN và phản đối hành động của phía Trung Quốc đến thế !
Đã qua rồi thời kỳ dùng vũ lực để bắt nạt như “Hải chiến Hoàng Sa 1974” và “Trường sa 1988”. Lúc này Vũ khí mạnh nhất của VN là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của 90 triệu dân và 5 triệu kiều bào  - kết tinh trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện trên mặt trận Chính trị , ngoại giao, quân sự . Ta có Liên Hợp quốc bảo hộ nước thành viên UNCLOS và cả thế giới đang đoàn kết ủng hộ VN và lên án hành động lấn chiếm gây hấn .
Phương châm chiến thuật đặc hiệu của người VN trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là “bám thắt lưng địch mà đánh”, “vừa đánh vừa đàm”. Ta chần chừ đối phương tiến, ta lùi 1 họ tiến 2. Biển của ta, trời của ta ta quyết giữ. “Bám thắt lưng …mà đuổi”, “Vừa đuổi vừa đàm” bằng ngoại giao nhân dân và luật pháp quốc tế .
Họ đưa tàu trang bị hỏa tiễn, ta đưa tàu có hỏa tiễn, họ đưa tàu kiểm ngư, ta có tàu kiểm ngư, họ đưa không quân, ta có không quân …  ngày đêm bao vây ngăn hành vi “hải tặc”. Ta bám thắt lưng họ mà kèm, tiết sát vào chân dàn khoan mà đấu tranh , mà giải thích - xua đuổi bởi họ không thể đủ can đảm dùng đến vũ lực và dùng vũ lực lúc này chẳng còn giá trị. Ta có cả thế giới đồng tình ủng hộ, buộc họ lùi ra khỏi vùng ĐQKT, tôn trọng Cam kết của người đứng đầu hai Nước – hai Chính phủ cùng thỏa thuận ứng xử COC để tiến tới DOC hoàn chỉnh cùng chung sống hòa bình. Chỉ đàm phán trên các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế được thế giới thừa nhận . 
Là người trực diện trên điểm cao biên giới sống mái để giữ từng tấc đất biên cương tôi thấu hiểu sâu sắc bản chất lòng dạ và cả sự mưu mô gian xảo ... “Nổi trống lên rừng núi ơi ! bám thắt lưng …mà đuổi , vừa đuổi vừa đàm !”….Bài học xương máu về giữ Nước vẫn còn nguyên giá trị , đó còn là trách nhiệm trước linh hồn của những người con nước Việt đã ngã xuống ở Hoàng Sa , Trường Sa và bờ cõi vì hai tiếng thiêng liêng “Tổ Quốc”!  “Chính sẽ thắng tà” và vững tin Việt Nam sẽ chiến thắng ! 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.