Hà Văn Thắm khai gì về công ty 'sân sau'?

Hà Văn Thắm khai gì về công ty 'sân sau'?
(PLO) - Tại CQĐT, Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank khai Cty BSC thực tế không làm gì mà chỉ nhằm hợp thức hóa các khoản chênh lệch của khách hàng gửi tiền, vay tiền tại ngân hàng. Tuy nhiên, tại tòa Thắm lại khai nhận khác…

Hôm nay (1/3), TAND TP Hà Nội tiếp tục mở phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và 47 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại phiên xét xử ngày thứ 3, HĐXX tiếp tục thẩm vấn liên quan khoản vay 500 tỷ mà OceanBank cho Cty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trung Dung (Cty Trung Dung) vay vào tháng 11/2012, Hà Văn Thắm trình bày, thời điểm đàm phán thỏa thuận Đại Tín được đánh giá ở tình trạng nguy hiểm. Tình trạng này là thời điểm quản lý của nhóm bà Sáu Phấn, chứ không phải là Phạm Công Danh.

Về lời đe dọa như cáo buộc của đại diện nhóm bà Sáu Phấn, theo Hà Văn Thắm, bị cáo phân tích dựa trên hiểu biết của mình về tình trạng của NH. “Cô không làm được, cháu không làm được tốt nhất là chuyển nhượng. Bà Phấn nghĩ là bị đe dọa”, Hà Văn Thắm trình bày.

Bị cáo cũng cho rằng mình không mua bán cổ phần với Phạm Công Danh mà trực tiếp bà Phấn và Phạm Công Danh làm việc với nhau.

Trong khi đó, Phạm Công Danh khai rằng, việc bà Phấn đưa tài sản cho Phạm Công Danh cầm cố vì sợ trách nhiệm liên quan đến Ngân hàng Đại Tín. Bị án Phạm Công Danh cũng cho hay, ông ta đã bỏ rất nhiều tiền vào Ngân hàng Đại Tín.

Liên quan đến khoản tiền 500 tỷ mà theo lời khai của Hà Văn Thắm, Danh đã đề nghị Ngân hàng Đại Tín phong tỏa tài khoản của Công ty Trung Dung. Việc giải ngân số tiền này, phải được sự đồng ý của Oceanbank khi đầy đủ hồ sơ gốc. Bởi vậy, Hà Văn Thắm cho rằng, trách nhiệm số tiền 500 tỷ này của Ngân hàng Đại Tín. 

Vấn đề này, chủ tọa yêu cầu đại diện của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) trả lời. Theo đại diện ngân hàng CB, trong tài liệu hồ sơ lưu không hề nhận được biên bản cam kết về việc phong tỏa tài khoản. 

Ngày 6/10/2014, Oceanbank gửi sang cho chúng tôi biên bản photo, và cho đến nay VNCB chưa nhận được bất kỳ văn bản chính nào của vấn đề này, đại diện VNCB cho biết.

Hà Văn Thắm được dẫn giải đến phòng xét xử
Hà Văn Thắm được dẫn giải đến phòng xét xử

Theo Hà Văn Thắm, thực chất Phạm Công Danh là chủ Công ty Trung Dung. Trong số tài sản đảm bảo vay tiền, Hà Văn Thắm không lo lắng về khoản tài sản đảm bảo của Công ty SGG, rủi ro nhất là 250 tỷ đồng vốn điều lệ tài sản của Công ty Trung Dung. Nhưng Thắm vẫn có niềm tin vì Công ty Trung Dung có giá trị thương mại tốt khi có mặt bằng cho BigC thuê, có trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới. Ngoài ra, Phạm Công Danh cũng từng vay tiền tại Oceanbank để mua khu đất ở Đà Nẵng.

Bản cáo trạng truy tố thể hiện, vào thời điểm giải ngân, giá trị thực của tài sản bảo đảm chỉ khoảng 70 tỷ đồng và Cty Trung Dung sử dụng vốn vay không đúng mục đích, gây thiệt hại cho OceanBank hơn 343,5 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính hơn 201,8 tỷ đồng tiền lãi (tính đến thời điểm 21/10/2014).

Theo HĐXX việc cho vay số tiền này có liên quan đến lời hứa hỗ trợ ngân hàng Đại Tín sau khi chuyển nhượng cho Phạm Công Danh? 

Trả lời về vấn đề này, Thắm khai chỉ giúp trong phạm vi có thể chứ không hứa hẹn gì. “Không ai có tác động cho bị cáo trong khoản vay này”.

Sau đó, HĐXX chuyển sang hỏi các bị cáo về Cty Cổ phần BSC Việt nam (Cty BSC) 

Trả lời HĐXX, bị cáo Phạm Hoàng Giang - nguyên TGĐ Cty BSC Giang khai Công ty BSC Việt Nam được Thắm thành lập từ năm 2008. Đến năm 2009 Giang giữ chức TGĐ thì công ty mới hoạt động. Lĩnh vực kinh doanh của công ty này là dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn… liên quan đến bất động sản mà các hợp đồng chủ yếu là khách hàng của Oceanbank.

Giang khai bản thân được thuê làm GĐ nhưng trong Hợp đồng lao động là đại diện điều hành qua sự chỉ đạo của chủ tịch HĐQT chuyên thực hiện theo các hợp đồng lao động.  Đối với nguồn tiền thu phí của các khách hàng do BSC thu thì Giang không nắm được vì tất cả vấn đề tài chính của Cty là do HĐQQT quản lý. Đại diện theo pháp luật là bà Hoàng Thị Hồng Tứ giữ tài khoản của Cty.

Tại tòa, bà Tứ trình bày, trước đây là nhân viên của OceanBank được Thắm nhờ đứng tên chứ không hưởng lương, không điều hành, không quản lý và không có thẩm quyền gì trong Cty BSC.

Chuyển sang thẩm vấn Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank cho biết thành lập Cty BSC để quản lý, tư vấn về bất động sản, khi khách hàng có nhu cầu về định giá, kinh doanh, các dịch vụ về bất động sản khi khách hàng có nhu cầu. 

“Thành lập Cty BSC nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng vì nhiều ngân hàng trong nước hay quốc tế hay yêu cầu các công ty đứng ra làm dịch vụ. Phí dịch vụ chuyển hết khách hàng của Oceanbank”, Hà Văn Thắm khai.

Tuy nhiên, chủ tọa công bố lời khai của Hà Văn Thắm tại cơ quan điều tra thì cho biết: Thực tế công ty không làm gì cả mà chỉ nhằm hợp thức hóa các khoản chênh lệch của khách hàng gửi tiền, vay tiền tại ngân hàng.

Báo PLVN tiếp tục cập nhật thông tin.

Tin cùng chuyên mục

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.