Hà Nội: Vụ tranh chấp thừa kế kéo dài 16 năm

Nhà số 61B Lò Sũ. (Ảnh: Gia Hải)
Nhà số 61B Lò Sũ. (Ảnh: Gia Hải)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo hồ sơ vụ kiện, ông Bùi Tiến Dũng và Bùi Tiến Cường là bị đơn trong vụ kiện chia thừa kế căn nhà 61B Lò Sũ (phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với người anh là ông Bùi Tiến Thành từ năm 2008. Vụ tranh chấp 16 năm nay qua nhiều lần xét xử, nay vẫn chưa đến kết quả cuối cùng.

Chưa đủ cơ sở kết luận chữ ký “Lâm” trong di chúc

Ngôi nhà 61B Lò Sũ là tài sản để lại của cụ Bùi Khắc Lâm (qua đời năm 1998) và cụ Nguyễn Thị Thịnh (qua đời năm 2001). Hai cụ có 10 con chung và 1 con riêng.

Tại nhà 61B, có gia đình 3 người con là ông Dũng, ông Cường, ông Đức (vợ là bà Loan) sống. Sau đó, ông Bùi Tiến Thành là con hai cụ đã xuất trình di chúc đề ngày 18/9/1992. Ông Thành yêu cầu ông Dũng, ông Cường, ông Đức bàn giao nhà cho mình, vì trong di chúc có nội dung ngôi nhà sẽ thuộc quyền sở hữu ông Thành. Đề nghị này không được đồng thuận vì cho rằng bản di chúc có một số điểm cần làm rõ.

Trong đơn khởi kiện ngày 28/7/2008, ông Thành cho rằng bố mẹ đã di chúc lại toàn bộ nhà đất cho mình. Lúc làm di chúc, bố mẹ ông hoàn toàn minh mẫn, khoẻ mạnh, không bị ai ép buộc dụ dỗ. Bản di chúc này được Phó Chủ tịch UBND phường xác nhận, đóng dấu. Nguyên đơn cho rằng bản di chúc là hợp pháp.

Ngày 30 - 31/8/2012, TAND Hà Nội ra Bản án sơ thẩm 42/2012/DSST. Trong bản án này có lời khai của nguyên đơn đề nghị Toà giải quyết theo di chúc ngày 18/9/1992. Về phía ông Dũng, không đồng ý, cho rằng di chúc có yếu tố giả mạo, mẹ ông (cụ Thịnh) không biết chữ. Trong đơn thư gửi cơ quan chức năng, ông Dũng - ông Cường cho rằng bản di chúc là giả mạo vì số CMND của bố ông sai, năm sinh của mẹ ông sai; di chúc có dấu hiệu bị tẩy xoá; chữ ký không đúng…

Ngày 12/9/2013, TAND cấp cao tại Hà Nội có Bản án phúc thẩm 168/2013/DS-PT, xác định việc sai số CMND (là số 3 hay số 5) của cụ Lâm cũng như năm sinh của cụ Thịnh (là 1921 hay 1922), không ảnh hưởng đến nội dung di chúc; nên di chúc đã tuân thủ cả về hình thức và nội dung. Bản án phúc thẩm giữ nguyên phán quyết của cấp sơ thẩm.

Ngày 15/2/2017, TAND tối cao có Quyết định 02/2017/DS-GĐT giám đốc thẩm với bản án trên, nêu rõ: Theo Kết luận giám định 2015/C54-P5 ngày 12/8/2013 của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) thì chữ ký “Lâm” trong di chúc do ông Thành xuất trình; với tài liệu mẫu là chữ ký “Lâm” trong hợp đồng đổi nhà năm 1966 (do ông Thành cung cấp); và chữ ký “Lâm” trong Giấy khai sinh năm 1962 (do ông Dũng cung cấp); là không đủ cơ sở kết luận người ký.

Còn chữ ký “Lâm” trong di chúc, với chữ ký “Lâm” trong “Đơn gửi UBXDCB TP Hà Nội và Sở Lao động Hà Nội” ngày 14/6/1988 (do ông Dũng xuất trình); là không phải một người ký ra.

Do đó, chưa đủ cơ sở kết luận chữ ký “Lâm” trong di chúc nguyên đơn xuất trình, có đúng là chữ ký của cụ Lâm hay không.

TAND tối cao nhận định cần giám định chữ ký cụ Thịnh

Quyết định của TAND tối cao cũng cho rằng lời khai việc cụ Thịnh không biết chữ, hay cụ Thịnh đã học qua lớp xoá mù chữ, là đang có mâu thuẫn; nhưng chưa được làm rõ.

TAND tối cao nhận định lẽ ra cấp sơ và phúc thẩm phải thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ cụ Thịnh có biết chữ không và chữ ký của cụ Thịnh (nếu có) để giám định. Từ đó mới có căn cứ xác định chữ “Thịnh” trong di chúc mà nguyên đơn xuất trình có phải là chữ ký của cụ Thịnh hay không.

TAND tối cao nhận định cấp sơ và phúc thẩm chỉ căn cứ vào di chúc nguyên đơn xuất trình để chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo di chúc là chưa đủ cơ sở. TAND tối cao quyết định huỷ hai bản án sơ và phúc thẩm.

Ngày 17/9/2020, TAND Hà Nội xử sơ thẩm, ra Bản án 54/2020/DSST. Ngày 13/3/2023, Bản án 124/2023/DS-PT của TAND cấp cao tại Hà Nội hủy Bản án sơ thẩm 54, giao hồ sơ vụ án cho TAND Hà Nội giải quyết, xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Trong đơn gửi cơ quan chức năng mới đây, phía bị đơn cho rằng sự việc đã kéo dài 16 năm, nhiều lần xét xử, nên mong muốn TAND Hà Nội giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật.

Đọc thêm

Kiến nghị thanh tra Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei

Một góc dự án điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei. (Ảnh: Trọng Triển)
(PLVN) - Theo Sở KH&ĐT Kon Tum, vi phạm của Cty CP Tân Tấn Nhật tại dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei (thôn Lanh Tôn, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, Kon Tum) diễn ra ở nhiều lĩnh vực nên cần tiến hành thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, đăng ký kinh doanh, đất đai, môi trường, xây dựng, lâm nghiệp, điện lực trong triển khai thực hiện dự án.

Sớm bổ sung quy định về PCCC đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh

Ảnh minh họa. (Ảnh: PTTH TH)

(PLVN) - Trước tình trạng nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ thiệt hại về tài sản mà còn kéo theo chết người liên tiếp xảy ra thời gian qua, nhất là với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu sớm bổ sung quy định cụ thể trong luật về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở này.

Đất công ích được thu hồi như thế nào và hồ sơ gồm những gì?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) -  Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Khi kết hôn, người lao động sẽ được nghỉ mấy ngày?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Phạm Trung (Phú Thọ) hỏi: Tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp tại TP Hà Nội. Năm nay tôi dự kiến sẽ kết hôn. Vậy cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi kết hôn tôi sẽ được nghỉ làm việc mấy ngày?

Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (Bà Rịa - Vũng Tàu): Chủ đầu tư nợ tiền nước sạch, doanh nghiệp thuê đất 'vạ lây'

Nhiều DN thứ cấp trong KCN Mỹ Xuân A2 phải thuê xe bồn, mua nước sạch chở vào nhà máy để phục vụ hoạt động sản xuất. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ngày 24/6, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã tổ chức cuộc họp với Cty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa (FIDC), chủ đầu tư KCN Mỹ Xuân A2 (nằm trên địa bàn TX Phú Mỹ) liên quan đến việc FIDC nợ tiền nước sạch kéo dài; dẫn đến việc Cty CP Cấp nước Phú Mỹ (Phumy Wasuco) giảm áp lực nước cấp vào KCN Mỹ Xuân A2, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các DN thứ cấp tại đây.

Tiếp vụ Công ty Nhựt Phát khiếu nại kết luận 'trốn thuế': Chứng cứ cho thấy 41 hóa đơn trong sự việc là hợp pháp

Một góc Nhà máy Nhựt Phát. (Ảnh: Huỳnh Hiếu)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) ngày 3/4/2024 của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng Chi nhánh Tây Ninh của Cty Nhựt Phát “trốn thuế” vì sử dụng 41 hóa đơn “không có giá trị sử dụng”. Tuy nhiên, các chứng cứ trong hồ sơ cũng như quy định pháp luật lại cho thấy các hóa đơn trên là hợp pháp.

Công ty có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ không?

Luật sư Phạm Thị Nguyệt Tú.
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hưng Yên) hỏi: Tôi là công nhân tại một công ty sản xuất thực phẩm. Do có nhiều đơn hàng cần giao nên công ty điều động công nhân làm thêm giờ (mỗi ngày làm việc 12 tiếng) nhưng vẫn trả lương bằng mức lương cơ bản. Xin hỏi, công ty có được ép buộc người lao động phải làm thêm giờ, tăng ca không?

Tầm nhìn chiến lược với quy hoạch TP HCM

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cho đến nay, hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đều đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch mỗi địa phương đều phải đạt yêu cầu bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng.

Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình: “Tấm khiên” bảo vệ gia đình

Bộ Tiêu chí đã bao quát được hết các đối tượng cấu thành nên một gia đình hạt nhân hoặc một “đại gia đình” ở quy mô rộng lớn hơn. (Ảnh: Mai Anh Phạm).
(PLVN) - Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi mỗi người được nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách. Để xây dựng và bảo vệ giá trị thiêng liêng này, Bộ VH,TT&DL đã ban hành "Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình". Đây không chỉ là “kim chỉ nam” cho các hành vi, lối sống mà còn là tấm khiên vững chắc bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật nặng có được hưởng chế độ hỗ trợ không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hồng (Thái Nguyên) hỏi: Em gái tôi bị khuyết tật nặng từ khi sinh ra, mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày đều phải do người nhà chăm sóc. Năm ngoái mẹ tôi mất nên hiện nay em gái tôi được chị gái tôi chăm sóc. Do phải chăm sóc cho em gái nên chị gái tôi không còn thời gian để đi làm thêm. Tôi có tìm hiểu thì được biết có chế độ hỗ trợ tiền cho người chăm sóc người khuyết tật. Xin hỏi, trường hợp gia đình tôi có được hưởng chế độ hỗ trợ nào không?

Băn khoăn về đề xuất hậu kiểm nội dung quảng cáo thuốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo sửa đổi Luật Dược vừa được trình Quốc hội, trong đó đề xuất bỏ quy định phải có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước khi quảng cáo thuốc nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho DN. Chính phủ sẽ quy định chi tiết yêu cầu đối với nội dung này.

Loạt bài Báo Pháp luật Việt Nam vào vòng Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia

Nhóm tác giả Báo Pháp luật Việt Nam (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Tối 21/6, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 đã được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, đúng vào dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024). Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự có tác phẩm được lựa chọn vào vòng Chung khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII.