Vụ việc nữ sinh 14 tuổi bị lột quần áo, ép hút thuốc lá, hậu quả không lường của bạo lực học đường

Vụ việc nữ sinh 14 tuổi bị lột quần áo, ép hút thuốc lá, hậu quả không lường của bạo lực học đường
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạo lực học đường là vấn đề được xã hội quan tâm mà đối tượng chủ yếu là các em học sinh với nhiều câu chuyện, vụ việc để lại hậu quả hết sức to lớn. Dưới góc nhìn của luật sư tình trạng này đáng lo ngại ra sao và phải làm gì để ngăn chặn?

Theo Công an TP Hà Nội, vào chiều ngày 6/6/2024, xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, một nữ sinh lớp 6 trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã bị một nhóm học sinh (đang học tại một số trường THCS) đánh, lột quần áo, ép hút thuốc lá. Sự việc sau đó được quay lại và đăng tải lên mạng xã hội.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Giám đốc Công an Thành phố đã chỉ đạo Công an huyện Chương Mỹ khẩn trương phối hợp các đơn vị nghiệp vụ xác minh, xử lý vụ việc theo quy định của của pháp luật.

Qua xác minh, Công an huyện Chương Mỹ đã làm rõ 7 trường hợp liên quan đến vụ việc. Hiện Công an huyện Chương Mỹ đã hướng dẫn Nhà trường phối hợp gia đình các học sinh quản lý, giáo dục con em, phòng ngừa các hành vi vi phạm tái diễn. Đồng thời, tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc theo quy định.

Từ vụ việc trên, chúng ta không thể không lo ngại về tình trạng Bạo lực học đường và những hệ luỵ khôn lường của nó. Dưới đây là quan điểm và góc nhìn của Luật sư đối với tình trạng Bạo lực học đường xảy ra trong môi trường giáo dục hiện nay.

Một luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bày tỏ: tình trạng Bạo lực học đường diễn ra phổ biến, với nhiều lý do, gồm yếu tố khách quan và chủ quan. Cụ thể, chủ yếu xuất phát từ chính nhận thức của các em. Trong độ tuổi từ 12 – 17 tâm lý, nhận thức, sự trải nghiệm chưa đầy đủ, nên các em rất dễ nổi nóng, bị lôi kéo và kích động.

Gia đình, nhà trường có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, suy nghĩ, hành động của các em. Sống trong gia đình không hạnh phúc, thường xuyên chứng kiến cảnh đòn roi, bạo lực, khiến đứa trẻ dễ bắt chước. Thêm vào đó, việc cha mẹ nuông chiều, không sát sao, buông lỏng việc giáo dục là môi trường để các em sống theo cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Tâm lý phó mặc, đổi lỗi cho giáo viên, nhà trường trong việc đào tạo, giáo dục học sinh của các bậc phụ huynh vẫn tồn tại, và sự phát triển của mạng xã hội khiến cha mẹ với con có những rào cản nhất định.

Bên cạnh đó nhà trường đang tập trung chú trọng vào đào tạo kiến thức, ít quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đến kỹ năng, cách xử lý tình huống, nên khi học sinh bị bạo lực học đường giáo viên, nhà trường rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề.

Hậu quả khôn lường của bạo lực học đường

Bạo lực học đường gây tổn thương đến thân thể cho học sinh từ những tổn thương nhẹ đến các thương tích nghiêm trọng trên cơ thể. Đa phần để lại thiệt hại về người, những mất mát về thể xác, tinh thần cho học sinh và gia đình.

Thời gian có thể làm dịu đi những vết thương về thể xác nhưng những kí ức về việc bị bạo lực học đường hằn sâu vết thương lòng, ám ảnh tâm lý, khiến các em chìm trong lo âu, sợ hãi. Nỗi ám ảnh ấy có thể theo suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và hòa nhập cộng đồng.

Có thể thấy bên cạnh vụ việc đáng tiếc xảy ra tại Chương Mỹ còn có rất nhiều những trường hợp bạo lực học đường khác xảy ra. Như trong vụ việc nữ sinh lớp 6 trường THCS Trần Quang Khải (Đà Nẵng) bị ba bạn nữ kéo lê trên nền bê tông, đạp vào người, tát vào mặt, dẫn đến chấn động não xảy ra vào ngày 11/4/2024; hay vụ việc một học sinh lớp 7 ở Thạch Thất, Hà Nội đã bị các bạn đánh đến mức phải điều trị tâm thần tại Bệnh viện Bạch Mai, hiện nam sinh này vẫn chưa thể đi học trở lại sau khi phát bệnh tâm thần,…

Hệ lụy không chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân, mà còn lan rộng ra gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Niềm tin vào môi trường giáo dục bị lung lay, nghi ngờ, bất an trong cộng đồng. Vấn nạn này kêu gọi sự chung tay đẩy lùi từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Hành vi bạo lực học đường bị xử lý như thế nào?

Theo quy định hiện hành, tùy vào độ tuổi, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi mà học sinh đánh bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật, thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính, theo Luật xử lý vi phạm hành chính, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, việc học sinh đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường thuộc các trường hợp học sinh không được làm, sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức: Phê bình; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn.

Trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị đánh mà học sinh đánh bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích” tại Điều 134 BLHS 2015.

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14-dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, căn cứ Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Tuy nhiên, không một sự trừng phạt hay đền bù nào là thỏa đáng đối với những tổn thương về thể chất cũng như tinh thần mà các em là nạn nhân của bạo lực học đường phải mang theo suốt cuộc đời.

Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, hiện nay chúng ta cần nâng cao trách nhiệm của nhà trường và phụ huynh thông qua quá trình tuyên truyền. Nhà trường, phụ huynh, cơ quan các cấp cần thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.

Đồng thời, nhà trường, gia đình cũng cần tăng cường hỗ trợ phổ biến kiến thức pháp luật về bạo lực học đường, bạo lực học đường là hành vi xấu, cần ngăn chặn để bảo vệ các em học sinh khỏi những hệ lụy tiêu cực của bạo lực học đường gây ra, theo quy định tại Nghị định 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Đọc thêm

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô có thể bị xử lý hình sự

 Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bạn Gia Huy (Hải Phòng) hỏi: Sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe ô tô là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vì cho rằng không thể bị phát hiện và xử lý kịp thời nên một bộ phận người tham gia giao thông vẫn cứ vi phạm. Xin hỏi, theo quy định mới hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô sẽ bị xử lý như thế nào?

Mức phạt đối với hành vi chuyển nhượng đất không sổ đỏ

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Trần Nam (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Gia đình tôi có sử dụng thửa đất nhưng hiện chưa làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Do gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế nên có nhu cầu chuyển nhượng. Xin hỏi, đất không sổ đỏ có được chuyển nhượng không? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này?

Thủ tục sao chụp hồ sơ bản án đã có hiệu lực pháp luật

Thủ tục sao chụp hồ sơ bản án đã có hiệu lực pháp luật
(PLVN) - Trên thực tế, không ít bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ thể rất cần sao chụp hồ sơ, tài liệu của vụ án để thực hiện các quyền của mình. Tuy nhiên, làm thế nào để sao chụp được? Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Pháp Trị (Đoàn LS TP Hà Nội) giải đáp vấn đề này.

Bàn về nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị. (Ảnh trong bài: Gia Hải)
(PLVN) - Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của đương sự, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là đương sự trong vụ án, vụ việc nên đã chậm trễ trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồn đọng án, làm cho quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự chưa được bảo đảm, hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao.

Có phải ký lại hợp đồng mới với người lao động sau sáp nhập?

Luật sư Hoàng Trọng Giáp.
(PLVN) - Bạn Hữu Anh (Hà Nội) hỏi: Tôi đang là lái xe tại một cơ quan. Vừa qua, cơ quan sáp nhập với một đơn vị khác và có tên gọi mới. Vậy, cơ quan có phải thanh lý hợp đồng lao động rồi ký lại hợp đồng mới với người lao động hay vẫn giữ nguyên hợp đồng trước đây?

Xử lý hành vi bỏ rơi con mới sinh

Xử lý hành vi bỏ rơi con mới sinh
(PLVN) - Bạn Nguyễn Thị Hoa hỏi: Tình trạng bỏ rơi con, đặc biệt là trẻ mới sinh, là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Xin hỏi, sinh con ra rồi bỏ rơi con bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều khiển xe ô tô đổ trái phép rác, đất ra đường phố có thể bị phạt tới 15 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP mới ban hành, việc điều khiển xe ô tô, máy kéo hoặc các loại xe tương tự xe ô tô gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông sẽ bị xử lý nghiêm. Các hành vi như để rơi vãi rác thải, đất, cát, đá ra đường hoặc đổ chất thải trái phép sẽ bị phạt tiền lên đến 15 triệu đồng.

Vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác, thợ khoá có phạm tội không?

Vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác, thợ khoá có phạm tội không?
(PLVN) - Bạn Gia Minh (Hà Nội) hỏi: Trong xã hội hiện đại, nghề thợ khóa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những người gặp sự cố về khóa cửa, khóa xe hoặc các loại khóa khác. Tuy nhiên, việc hành nghề này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Vậy, thợ khóa có phạm tội khi vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác?

Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?

Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?
(PLVN) - Bạn Đức Thành (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Công ty tôi hằng năm đều tạo điều kiện cho sinh viên thực tập đến làm việc, học hỏi kinh nghiệm. Trong quá trình thực tập, công ty có chi trả một khoản tiền để hỗ trợ các em. Xin hỏi, trường hợp này có được xem là “phát sinh quan hệ lao động” không? Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?

Bất cập về cách tính án phí khi các đương sự thỏa thuận thành tại Tòa án

Hình minh họa.
(PLVN) -  Án phí là một trong những vấn đề quan trọng trong các vụ án dân sự và cũng là một trong những điều kiện bắt buộc để thụ lý vụ án (tạm ứng án phí). Do đó, việc Tòa án quyết định về án phí như thế nào, mức án phí của vụ án là bao nhiêu, ai là người phải chịu án phí, miễn, giảm án phí trong trường hợp nào, đặc biệt là nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp các đương sự thỏa thuận thành trong vụ án dân sự... là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các thẩm phán phải thận trọng khi đưa ra phán quyết.

Không còn công an cấp huyện, người dân đi làm Căn cước ở đâu?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm
(PLVN) - Bạn Hoàng Thủy (Bắc Kạn) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu làm thẻ Căn cước cho con khi cháu đủ 14 tuổi. Xin hỏi, từ 01/3/2025 khi không còn Công an cấp huyện thì người dân có thể làm thẻ Căn cước ở đâu? Thủ tục làm thẻ Căn cước khi không còn công an cấp huyện như thế nào?

Hành vi quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Hành vi quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử lý như thế nào?
(PLVN) - Bạn Văn Tài (Hà Nội) hỏi: Quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn vi phạm pháp luật Việt Nam. Pháp luật có quy định và các chế tài xử lý đối với những hành vi này như thế nào để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm tính minh bạch trên thị trường?

Di sản dùng vào việc thờ cúng: Hiểu thế nào cho đúng?

Di sản dùng vào việc thờ cúng: Hiểu thế nào cho đúng?
(PLVN) - Tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Điều 626 và Điều 645 BLDS cũng ghi nhận quyền của người lập di chúc là có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng và quy định các nội dung có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng.