Hà Nội: Đề nghị bổ sung số lượng tổ chức hành nghề công chứng

Hướng dẫn người dân làm thủ tục tại văn phòng công chứng
Hướng dẫn người dân làm thủ tục tại văn phòng công chứng
(PLO) - Hôm qua 30/12, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn, UBND TP Hà Nội đã sơ kết việc thực hiện Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa bàn Hà Nội.
Vượt 9 văn phòng so với quy hoạch
Báo cáo việc thực hiện Quyết định 2104 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương cho biết: Số lượng tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn TP tăng qua các năm. Cụ thể, nếu năm 2007 TP có 9 tổ chức, trong đó có 6 Phòng công chứng và 3 Văn phòng công chứng (VPCC) thì đến năm 2012 đã có 96 tổ chức (10 Phòng công chứng và 86 VPCC), tăng so với năm 2011 là 28 tổ chức và so với năm 2007 là 87 tổ chức.
Tính đến hết ngày 31/8/2015, toàn TP có 104 tổ chức hành nghề công chứng (10 Phòng Công chứng và 94 VPCC), phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã, đáp ứng nhu cầu công chứng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP. Việc thành lập các VPCC giai đoạn 2011 - 2015 đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay so với Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 thì Hà Nội thành lập vượt 9 VPCC; trong đó 8 VPCC được thành lập tại các quận nội thành: Đống Đa, Cầu Giấy và Hai Bà Trưng (ở thời điểm trước khi có Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, tức là trước ngày 29/12/2012).
Hiện nay, Hà Nội có 416 công chứng viên đang hành nghề tại 104 tổ chức. Từ năm 2012 đến hết tháng 10/2015, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn TP đã công chứng được hơn 800.000 giao dịch, thu gần 450 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 80 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1.200 người lao động. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước lập Hội Công chứng viên thành phố. 
Bà Xuân Hương cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quy hoạch của TP như việc sắp xếp lại các tổ chức hành nghề công chứng tại các địa bàn vượt Quy hoạch gặp nhiều khó khăn; hoạt động của một số tổ chức hành nghề công chứng thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự ổn định, bền vững; có sự cạnh tranh không lành mạnh, trình độ quản lý còn bất cập. 
Hiện tượng không tuân thủ nghiêm túc về trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm công chứng vẫn xảy ra; việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND một số xã, phường, thị trấn sang tổ chức hành nghề công chứng vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai...
Để tháo gỡ, UBND TP đề nghị Bộ Tư pháp trình Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch số lượng tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn các quận: Cầu Giấy, Đống Đa và Hai Bà Trưng (đã có trước khi Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt). Do huyện Từ Liêm tách thành 2 quận mới nên bổ sung thêm 3 VPCC vào Quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng giai đoạn 2016 - 2020.
Thiết lập mạng lưới công chứng thuận tiện nhất cho dân
Chủ trì buổi sơ kết, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn đã dành phần lớn thời gian cho đại diện các tổ chức hành nghề công chứng được phát biểu trên tinh thần hết sức thẳng thắn, cởi mở. Bà Nguyễn Thị Thơ, VPCC Đông Anh đề xuất thành phố nên “khoanh vùng” những nơi nào tổ chức hành nghề công chứng đã phát triển thì cho họ được chứng nhận hợp đồng, giao dịch thay vì để UBND cấp xã làm. 
Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn
Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn
Hiện công chứng TP đã có hệ thống tra cứu làm “bộ lọc” những giao dịch an toàn. Nếu để xã chứng mà từ địa bàn ngoài huyện mang đến, công chứng làm cũng rất lo ngại. Chung đề xuất này, đại diện VPCC An Nhất Nam cho rằng, TP đã xây dựng cơ sở dữ liệu để kiểm soát, ngăn chặn các giao dịch không hợp pháp mà còn để xã, phường chứng nhận thì hệ thống sẽ bị phá vỡ, bao công sức xây dựng coi như vô nghĩa. 
Đại diện VPCC Phạm Thu Hằng thì bức xúc: Trước đây Văn phòng mang tên Âu Lạc, hoạt động được 7 năm trước khi có Quy hoạch thì dời đến địa điểm mới nên theo Luật phải đổi tên, vừa tốn kém chi phí vừa “mất luôn” cả thương hiệu. Vấn đề này TP cần xem xét kiến nghị sửa đổi để đỡ gây tổn thất cho các VPCC. Trưởng phòng Công chứng số 4 Đặng Mạnh Tiến phản ánh, nhiều xã, phường không hợp tác với công chứng nên họ hành nghề rất khó khăn. TP cần xem xét tháo gỡ.
Ghi nhận những phản ánh của các tổ chức hành nghề, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn yêu cầu Sở Tư pháp cần tham mưu cho thành phố thiết lập mạng lưới công chứng thuận tiện nhất cho người dân, tránh trường hợp chỗ đậm đặc các VPCC, chỗ thì không có; cần phải đánh giá tốc độ phát triển kinh tế, giao dịch trên từng địa bàn để đề ra quy hoạch phù hợp. 
Đối với các vướng mắc về chuyên môn nghiệp vụ, Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo, vấn đề nào thuộc thẩm quyền UBND TP sẽ xem xét, giải quyết, vấn đề nào thuộc quyền của Bộ sẽ kiến nghị ngay. Phó Chủ tịch cũng yêu cầu Sở Tư pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm; các VPCC cũng phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương. 

Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.

Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch Tư pháp trực tuyến toàn phần

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - 9 tháng đầu năm, mặc dù khối lượng công việc tăng cao, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả các sở, ngành, địa phương cùng sự chủ động, nỗ lực trong công tác, 09 tháng đầu năm công tác Tư pháp của Vĩnh Phúc được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trưởng phòng Tư pháp Lê Hồng Thanh sáng tạo, đưa pháp luật đến với người dân

Anh Lê Hồng Thanh, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(PLVN) -Hơn 7 năm trên cương vị Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh Lê Hồng Thanh luôn tận tụy, tâm huyết và có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, góp phần không nhỏ đưa những nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân dịp 45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 - 10/11/2024), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có thư chúc mừng tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo, viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội. Báo PLVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Bộ trưởng.

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Nhằm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, ngày 2 và ngày 9/11, Chi đoàn Tòa án nhân dân tỉnh, Chi đoàn Sở Tư pháp, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Chi đoàn Cảnh sát giao thông Công an tỉnh phối hợp với Trường Đại học Bạc Liêu, huyện Đoàn huyện Hồng Dân và huyện Đoàn Vĩnh Lợi tổ chức Phiên tòa giả định xét xử vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 tại thành phố Lào Cai

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 tại thành phố Lào Cai
(PLVN) -  Thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Lào Cai được thực hiện với nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kịp thời đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Đây cũng là những kết quả tích cực hưởng ứng ngày Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11).

Thành phố Hồ Chí Minh: Ký kết phối hợp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh: Ký kết phối hợp thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế
(PLVN) - Chiều ngày 8/11, Viện KSND TPHCM tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng (TAND TPHCM, VKSND TPHCM, Công an TPHCM , Cục Thi hành án Dân sự TPHCM) và cơ quan chức năng trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.