Hà Nội chủ động biện pháp dự phòng, ngăn chặn dịch lây lan diện rộng

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: VGP
Sở Y tế Hà Nội kiểm tra giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: VGP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; trong đó, dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn đang có xu hướng gia tăng nhanh và tăng vượt mức trung bình giai đoạn 2019 – 2021.

Số ca sốt xuất huyết tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước

Đánh giá về công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tính đến ngày 23/10, toàn thành phố ghi nhận 8.481 ca mắc, 12 ca tử vong, số ca mắc tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (2.627 ca mắc, 0 ca tử vong).

Bệnh nhân sốt xuất huyết phân bổ tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 530/579 xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, tập trung tại một số quận, huyện vùng ven như: Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì. Trong năm 2022, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng nhanh và tăng vượt mức trung bình giai đoạn 2019 - 2021.

Liên quan đến ổ dịch sốt xuất huyết, đến nay toàn thành phố ghi nhận 720 ổ dịch sốt xuất huyết, hiện tại còn 156 ổ dịch đang hoạt động.

Trong năm 2022, Hà Nội ghi nhận hai trường hợp tử vong do bệnh dại gây ra (1 trường hợp ở Phú Xuyên; 1 trường hợp ở Mê Linh). Qua điều tra dịch tễ, cả hai trường hợp này đều có tiền sử phơi nhiễm với chó dại hoặc chó chưa tiêm phòng dại, bệnh nhân đều không tiêm phòng dại sau phơi nhiễm.

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố có xu hướng giảm, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 100 – 150 ca mắc/ngày. Cộng dồn giai đoạn từ năm 2020 đến ngày 23/10, toàn thành phố ghi nhận khoảng trên 1,63 triệu ca mắc, số ca tử vong là 1.405 ca. Kết quả giám sát biến chủng virus SARS-CoV-2 cho thấy biến chủng BA.5 + BA.5.x lưu hành phổ biến, đã ghi nhận thêm các biến chủng BE.1, BF.15.

Về bệnh Adenovirus, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận khám và điều trị cho hơn 3.100 ca mắc Adenovirus, có 9 ca tử vong. Bệnh nhân chủ yếu ở độ tuổi từ 1 - 3 tuổi, trong đó số bệnh nhân tại Hà Nội chiếm hơn 70%. Trong số các bệnh nhân tử vong thì có 4/9 ca tử vong có bệnh nền như: Tim bẩm sinh, ung thư, viêm não, suy đa tạng; 3 bệnh nhân khác mắc bệnh cấp tính, đồng nhiễm các virus vi khuẩn khác; 2 bệnh nhân khỏe mạnh. Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho khoảng 300 ca mắc Adenovirus, trong đó có 40 ca nặng: 6 bệnh nhân phải thở máy, 2 ca ECMO, 2 ca lọc máu.

Một số dịch bệnh khác vẫn đang được kiểm soát

Theo CDC Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2022, hầu hết các chỉ tiêu tiêm chủng các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đều chưa đạt theo tiến độ năm 2022, trừ chỉ tiêu tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai, một phần nguyên nhân cũng do tình trạng thiếu vaccine trong tiêm chủng mở rộng nên công tác tiêm chủng còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 được thực hiện một cách quyết liệt, Hà Nội đã tổ chức các đợt chiến dịch tiêm chủng phòng COVID-19 cho người đủ điều kiện trên địa bàn thành phố. Tính đến ngày 18/9, cộng dồn số mũi đã tiêm được trên toàn thành phố là 21.239.216 mũi.

Bên cạnh đó, một số dịch bệnh khác vẫn đang được kiểm soát, cụ thể, tính đến ngày 23/10, Hà Nội có 1 ca mắc bệnh sởi, số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2021. Một số dịch bệnh có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2021 như bệnh tay chân miệng (1.543 ca); liên cầu lợn (3 ca); viêm não Nhật Bản (4 ca); uốn ván (11 ca).

Đánh giá về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách điều hành CDC Hà Nội cho biết, các Trung tâm Y tế cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh sốt xuất huyết tại các cơ sở điều trị và tại cộng đồng để khoanh vùng, xử lý ổ dịch kịp thời.

Về dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội vẫn đang được kiểm soát tốt, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đi tiêm chủng vaccine COVID-19 đầy đủ, kịp thời. Đồng thời chủ động, tích cực phối hợp với các nhà trường tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về lợi ích của việc tiêm chủng vaccine COVID-19 phòng bệnh cho trẻ em, để phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo quy định.

Đồng thời lưu ý, các quận, huyện cần quan tâm về công tác bảo quản vaccine, tăng cường đào tạo, tập huấn liên quan đến vận hành trang thiết bị bảo quản vaccine theo quy định. Ngoài ra, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo, tư vấn điều trị cho các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết kịp thời. Đỉnh dịch sốt xuất huyết có thể rơi vào trung tuần tháng 11.

Theo ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, trong thời gian tới, các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức các đợt tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân theo đúng kế hoạch, thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng đầy đủ, chính xác, tránh bỏ sót đối tượng. CDC Hà Nội cần lưu ý trong việc phân bổ vaccine một cách hợp lý. Đồng thời, các đơn vị cần rà soát lại số lượng thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19; test nhanh COVID-19 để sử dụng, điều chuyển khi cần thiết.

Ngoài ra, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát HIV/AIDS tại các bệnh viện nhằm phát hiện sớm các đối tượng mắc, thực hiện rà soát lại các chỉ tiêu mà Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) giao sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, sự phối hợp của mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến cần chặt chẽ, hiệu quả. Bên cạnh đó cần có đánh giá cụ thể hơn công tác thí điểm tiêm chủng mở rộng từ hàng tuần sang 2 lần/tháng một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để có giải pháp xử lý kịp thời.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...