Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Từ “cơm thừa canh cặn” đến ngộ độc thực phẩm

Gần đây, một bản tin về nhà ăn A15 Đại học Bách khoa Hà Nội thu hút sự chú ý dư luận khi một số sinh viên phản ánh về việc phải ăn cơm, canh thừa với nhiều dị vật bất thường trong thời gian học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh. Theo thông tin từ các sinh viên làm nhiệm vụ hỗ trợ phục vụ ăn uống, họ được giao thu gom cơm thừa từ từng bàn, sau đó trộn đều lại. Nhân viên nhà bếp sau đó đổ số cơm này vào thùng chung và chia cho các nhóm sinh viên khác. Ngoài cơm, những bát canh chưa sử dụng cũng được gom lại và đổ vào nồi để phục vụ lại. Hơn nữa, sinh viên của khoa đã nhiều lần phát hiện những dị vật trong phần ăn của mình.

Ngay sau khi có phản ánh, Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành kiểm tra toàn diện công tác tổ chức ăn, nghỉ tập trung của sinh viên tại Khoa Giáo dục quốc phòng an ninh, đồng thời triệu tập họp các bên liên quan để làm rõ thông tin được phản ánh. Qua kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận một số thông tin được đưa tin là đúng sự thật. Đơn vị cung cấp suất ăn có đưa ra các giải thích nhưng nhà trường thấy chưa đủ thuyết phục.

Xử lý vụ việc, Đại học Bách khoa Hà Nội đã dừng ngay hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn hiện tại cho tân sinh viên đang học giáo dục quốc phòng an ninh. Chuyển đơn vị khác để cung cấp suất ăn đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn định lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP); tiếp tục đề nghị các bên liên quan làm rõ và xử lý triệt để. Hiện, nhà ăn A15 Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạm dừng hoạt động.

Cùng với vụ việc “cơm thừa, canh cặn” nói trên, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố tập trung tại các nhà ăn, căng tin trường học. Mới đây nhất là vụ việc 49 sinh viên ở Lào Cai nhập viện sau bữa trưa tại căng tin Trường Cao đẳng Lào Cai. Khoảng 49 sinh viên có các biểu hiện nôn, sốt, đi ngoài đã được nhà trường phát hiện và cho nhập viện điều trị. May mắn, tình hình sức khỏe của các sinh viên đã dần ổn định trở lại, chưa có trường hợp diễn biến nặng.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 2607/ATTP-NĐTT ngày 10/10/2024 đề nghị Sở Y tế tỉnh Lào Cai tạm ngừng hoạt động của căng tin nhà trường nơi có nghi ngờ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định rõ nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho cơ sở chế biến nghi ngờ gây ngộ độc; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Giám sát chặt bếp ăn tập thể

Ngày 11/10/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Chỉ thị nêu, trong thời gian vừa qua, công tác bảo đảm ATTP, trong đó có phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đã được các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực. Số vụ ngộ độc thực phẩm, số người tử vong do ngộ độc đã giảm nhiều so với những năm trước đây.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị, nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn hiện hữu, tiếp tục gây lo lắng trong Nhân dân.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tăng cường thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác này tại các địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, các đô thị lớn, các khu du lịch... Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, cần giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm, cũng như đảm bảo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc và hỗ trợ địa phương xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm trong trường hợp cần thiết.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm tế đã có Văn bản số 5411/BYT-ATTP về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát ATTP, tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình. “Đặc biệt, cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động các cơ sở không bảo đảm điều kiện ATTP, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP” - Bộ Y tế lưu ý.

Tại TP Hà Nội, thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát các bếp ăn tập thể trường học của thành phố luôn được đẩy mạnh. Mục tiêu là 100% cơ sở được kiểm tra, giám sát theo quy định, cụ thể trong năm 2023 đạt tỷ lệ 84,5% cơ sở được kiểm tra. Tại Cà Mau, từ đầu năm học 2024 - 2025, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tổ chức kiểm tra, giám sát và tuyên truyền nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong trường học. Các địa phương khác trên cả nước, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP tại các bếp ăn tập thể nói chung, bếp ăn trường học nói riêng cũng được tăng cường.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.